Trong rằm tháng 7 có khá nhiều nghi lễ mà quý gia chủ quan tâm đến trong đó có lễ cúng chúng sinh. Lễ cúng chúng sinh là một nghi thức tâm linh phổ biến ở Việt Nam. Đây là lễ cúng để bố thí cho những linh hồn không nơi nương tựa hay còn gọi là cô hồn vất vưởng. Nhưng không phải ai cũng biết được cúng chúng sinh cần những gì và cách cúng sao cho đúng nhất. Vậy để tìm hiểu cách cúng chúng sinh tại nhà đơn giản nhất hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây nhé.
>> Xem thêm: Những kiêng kỵ trong tháng cô hồn.
Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) là lễ cúng cho những linh hồn không nơi nương tựa, được diễn ra vào rằm tháng 7 (tháng cô hồn). Vào ngày rằm của tháng cô hồn, nhiều vong linh và yêu ma sẽ trở về dân gian. Do đó, người dân sẽ thực hiện lễ cúng để tránh sự quấy phá từ những cô hồn này.
Cúng chúng sinh bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo dân gian Trung Quốc, từ ngày mồng 2 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở cửa Ngục quỷ để cho ngạ quỷ được trở lại dương gian. Ngày 15 tháng 7 đóng cửa nên tà ma phải trở về địa ngục.
Bên cạnh đó, rằm tháng 7 cũng là thời điểm diễn ra lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ của người dân Việt Nam. Mặc dù diễn ra cùng ngày, 2 lễ cúng này hoàn toàn khác biệt.
Cúng cô hồn là hoạt động tâm linh nên rất cần sự thận trọng và tỉ mỉ. Hãy xem ngay những lưu ý bên dưới để chuẩn bị cho lễ cúng đầy đủ nhất và các nghi thức thực hiện để tránh phạm lỗi với người “khuất mặt” nhé.
Thời điểm thích hợp nào để cúng cô hồn
Lễ cúng chúng sinh được tiến hành vào chiều tối ngày 14 tháng 7 âm lịch. Dân gian tin rằng chiều tối là thời điểm các linh hồn đang trên đường trở về địa ngục nên cũng là thời điểm tốt nhất để cúng chúng sinh. Ngoài ra, nếu gia chủ thực hiện cúng vào buổi sáng sẽ khiến cho các cô hồn không dám lại gần và việc cúng cô hồn sẽ không được suôn sẻ.
Mọi nghi thức cúng lễ phải được hoàn thành trước ngày chính rằm, tức ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Tuy nhiên theo Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì của chùa Một Cột cho biết, việc cúng chúng sinh, ma quỷ thường sợ ánh sáng mạnh của mặt trời, khi cúng vào buổi sáng, cô hồn sẽ không hưởng lộc được nên chỉ có thể cúng vào buổi tối.
Còn theo vị Đại đức đã từng tham gia vào khóa lễ "mông sơn thí thực" cho biết lễ cúng chúng sinh ở các chùa thường được làm vào buổi chiều tối hoặc là lúc tối hẳn bởi theo quan niệm thì ánh nắng ban ngày sẽ làm cho các vong linh hồn bị yếu đi, còn đến tối chính là thời điểm mà vong linh hồn tích tụ lại.
Vì thế, lễ cúng cô hồn thì nên cúng vào buổi chiều tối diễn ra vào giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ) là tốt nhất. Đây là thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được. Điều cần đặc biệt lưu ý là mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài cửa và phải kết thúc trước 12h đêm.
Bên cạnh việc cúng cô hồn vào tháng Bảy thì người ta vẫn thường cúng vào ngày 16 âm lịch hằng tháng bởi dân gian quan niệm rằng vào ngày này, các vong linh còn vương vấn trên cõi trần mà chưa thể siêu thoát được. Họ đói khát, họ thiếu thốn nên mình cúng cô hồn như một việc bố thí cho họ để tích lũy phước đức, xua tan những xui xẻo, xua tan ma quỷ và rước vận may về nhà.
Đây là hoạt động tâm linh nhằm giúp đỡ những linh hồn cơ nhỡ, không nơi nương tựa thoát cảnh đói rét. Đồng thời, gia chủ có thể xin thần linh đừng quấy phá đất đai và công việc làm ăn của gia đình mình. Bên cạnh đó, cúng chúng sinh cũng là cách tích phước cho gia đình và bản thân.
Ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm vừa được gọi là lễ Vu lan báo hiếu, vừa được gọi là ngày cúng cô hồn hay ngày xá tội vong nhân. Do hai lễ cúng này trùng vào ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng là một. Tuy nhiên, hai nghi thức này hoàn toàn khác nhau.
Trong 2 lễ cúng này thì một lễ là báo hiếu và một lễ là làm phước. Bạn không được nhầm tưởng và gộp 2 lễ lại làm một.
Mâm cúng chúng sinh cần những gì là vấn đề rất quan trọng để có một buổi lễ đúng chuẩn. Bạn cần lưu ý rằng mâm cúng chúng sinh thường sẽ không có món mặn. Điều này là bởi ăn mặn sẽ khơi dậy lòng tham của các vong linh. Do đó, mâm cúng sẽ chỉ có món chay, hoa quả và bánh kẹo.
>> Xem thêm: Ngày 7/7 âm lịch là ngày gì?
Mâm cỗ cúng sẽ bao gồm:
Ngoài những món ăn kể trên, nhiều gia đình còn làm bánh trung thu chay để tỏ lòng thành.
Để lễ cúng có thể diễn ra một cách thuận lợi, dưới đây là những vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng:
Trong buổi lễ cúng chúng sinh không thể thiếu bài cúng. Bài cúng chúng sinh cần phải chuẩn bị tươm tất, đúng cách thì việc cúng cô hồn mới diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Trong bài cúng thường nêu tên người xin, nơi ở, lý do, lễ vật và cuối cùng là lời khấn xin những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.
Bài cúng chúng sinh Rằm tháng 7 cứu khổ cứu nạn cho những cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa, không người thờ cúng.
Bài cúng chúng sinh Rằm tháng 7 là một phần trong nghi thức cúng cô hồn, văn cúng chúng sinh là lời mời chào của gia chủ khi ban phát lễ vật cho các cô hồn nhằm không bị cô hồn quấy phá và phù hộ cho gia chủ.
Nam mô A Di Đà PhậtNam mô A Di Đà PhậtNam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.Con lạy Đức Phật Di ĐàCon lạy Bồ Tát Quan Âm.Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân. Ngày Rằm xá tội vong nhân hải hà. Âm cung mở cửa ngục ra. Vong linh không cửa không nhà. Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả. Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương. Gốc cây xó chợ đầu đường. Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang. Quanh năm đói rét cơ hàn. Không manh áo mỏng - che làn heo may. Cô hồn nam bắc đông tây. Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn. Dù rằng: chết uổng, chết oan, chết vì nghiện hút, chết tham làm giàu, chết tai nạn, chết ốm đau, chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình, chết bom đạn, chết đao binh, chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi, chết vì sét đánh giữa trời.
Nay nghe tín chủ thỉnh mời, Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau, Cơm canh cháo nẻ trầu cau, tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh, gạo muối quả thực hoa đăng, mang theo một chút để dành ngày mai, phù hộ tín chủ lộc tài, an khang thịnh vượng hòa hài gia trung. Nhớ ngày xá tội vong nhân. Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời. Bây giờ nhận hưởng xong rồi. Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần, tín chủ thiêu hóa kim ngân, cùng với quần áo đã được phân chia.
Kính cáo Tôn thần chứng minh công đức cho tín chủ con tên là: ……………………Vợ/Chồng: …………………………Con trai: …………..Con gái:…………………………….Ngụ tại:……………………………..
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Lễ cúng chúng sinh vào ngày rằm tháng 7 nên được cúng ngoài sân, ngõ, vỉa hè. Bạn phải lưu ý tuyệt đối không được cúng trong nhà vì điều này sẽ dẫn dụ ma quỷ vào nhà phá hoại. Đối với cửa hàng kinh doanh, bạn nên đặt mâm lễ cúng trước cửa hàng để các vong linh dễ nhận lễ vật.
Đối với cách xếp quần áo cúng chúng sinh cũng có một số lưu ý. Đầu tiên, bạn cần xếp quần áo dưới cùng, kế đến là tiền vàng, mũ nón và các vật dụng cá nhân khác. Bên cạnh đó, tiền lẻ dùng để cúng chúng sinh nên được treo xung quanh mâm ngũ quả và mâm bánh kẹo.
Cách sắp đặt mâm cúng là rất quan trọng để giúp cho buổi lễ diễn ra thuận lợi. Dưới đây là những lưu ý khi sắp đặt lễ vật cũng như trong quá trình cúng lễ.
Có một số lưu ý trong quá trình cúng chúng sinh sau đây:
Cúng cô hồn tháng khác gì so với cúng cô hồn Rằm tháng 7?
Rằm tháng 7 sẽ được cúng một lần vào ngày 15 âm lịch, còn lễ cúng cô hồn hàng tháng sẽ được thực hiện vào ngày 2 và ngày 16 âm lịch của tháng.
Trên đây là tổng hợp thông tin về lễ cúng cô hồn hàng tháng cùng những lưu ý trong chuẩn bị mâm cỗ cúng và nghi thức hành lễ. Mong rằng bạn sẽ chuẩn bị một lễ cúng đầy đủ để thể hiện tấm lòng từ bi của mình với những người đã khuất.
Có rất nhiều lý do khiến các gia đình ngày nay lựa chọn dịch vụ đặt mâm cúng chúng sinh thay vì tự nấu. Dưới đây là những nguyên nhân khiến nhiều người lựa chọn dịch vụ này:
Tiết kiệm thời gian và công sức
Nhiều gia đình không có nhiều người phụ giúp chuẩn bị mâm cúng chúng sinh thì đây là một trong những cách để giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Khi gần giờ cúng, bên cung cấp dịch vụ sẽ sẽ mang đầy đủ những lễ vật cần thiết để cũng cho gia đình. Và quan trọng nhất là mâm cúng sẽ được họ chuẩn bị vô cùng tươm tất và đúng với phong tục.
Phù hợp với những gia đình không có kinh nghiệm cúng chúng sinh
Đối với những gia đình trẻ chưa có kinh nghiệm cúng chúng sinh, việc chuẩn bị đồ cúng là một quá trình tương đối khó khăn. Do đó, dịch vụ cung cấp mâm cúng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn sẽ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bên thứ ba này.
Giá không quá đắt
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đặt đồ cúng chúng sinh không chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn cạnh tranh về giá dịch vụ. Vì vậy, việc lựa chọn đặt mâm cúng không quá tốn kém hoàn toàn phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình. Đặc biệt khi chúng ta lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín sẽ nhận được rất nhiều phần quà ưu đãi từ nhà cung cấp dịch vụ.
Không cúng cô hồn có sao không là một câu hỏi thường thấy mỗi khi Rằm tháng 7 sắp tới. Từ trước đến nay chưa có một ai dám khẳng định bắt buộc phải làm lễ cúng cô hồn như lễ cúng gia tiên cả.Theo quan niệm từ xa xưa của ông bà ta thì đây là thời gian mà các linh hồn của người chết được phép ra khỏi địa ngục và lang thang trên trần gian. Nếu không cúng cô hồn, dễ bị vong theo, vong nhập, các linh hồn báo oán, gây ra nhiều tai ương và xui xẻo cho gia đình.
Trả lời về quan niệm trên, sư thầy Thích Diệu Nhã (chùa Linh sơn Thanh Nhàn - Hà Nội) cho biết: Trước hết phải khẳng định, việc cúng cô hồn hay vong linh là tùy vào cái tâm và việc làm phúc của mỗi gia chủ, hoàn toàn không có việc bắt buộc phải cúng cô hồn hay các vong linh vào mỗi dịp Rằm tháng 7 hàng năm. Nếu gia đình nào biết cách làm lễ cúng này thì sẽ rất có lợi cho gia chủ đó. Còn nếu không biết cách làm thì có thể đăng ký nhờ nhà chùa sắm lễ vật hoặc tự mang lễ vật đến cúng cùng nhà chùa.
Việc cúng cô hồn có hai hình thức: Một là tại nhà, hai là tại chùa.
Cũng theo sư thầy Thích Diệu Nhã, nếu gia chủ nào muốn làm tại nhà nhưng không biết cúng đúng cách hoặc không hiểu rõ về cách thức cúng chúng sinh thì không nên tự làm lễ cúng cô hồn vì nếu không biết cách tiễn các cô hồn, vong linh về cõi âm, các vong linh sẽ quanh quẩn trên cõi trần quấy đảo gia chủ, nặng hơn sẽ bị vong theo, vong nhập vào người hay “rước vong vào nhà”.
Để cho mọi chuyện thuận buồm xuôi gió khi làm lễ cúng chúng sinh tại nhà bạn nên mời thầy cúng hoặc các sư thầy trong chùa. Cách cúng chúng sinh khá phức tạp, bắt buộc phải cúng ngoài trời và nếu bạn không làm đúng ý cô hồn sẽ dễ tức giận, quấy phá hay nhập vong hại chính mình và gia đình. Sư thầy hay thầy cúng là người biết rõ cách thức, cách chuẩn bị cũng như biết cách phòng tránh những tai ương hay nguy hiểm liên quan đến “cô hồn”.
Hy vọng qua bài viết trên quý gia chủ đã phần nào trang bị được cho mình thêm những sự chuẩn bị về cách cúng chúng sinh tại nhà diễn ra hoàn hảo nhất và tránh được những điều không may.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cach-cung-chung-sinh-tai-nha-a62715.html