Bên cạnh amoniac thì muối amoni đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hợp chất nitơ. Cùng tìm hiểu tính chất lý hóa, các điều chế, ứng dụng trong cuộc sống và một số bài tập vận dụng qua bài viết dưới đây.

1. Muối amoni là gì

Muối amoni là tinh thể ion bao gồm cation amoni NH4+ và anion gốc axit

Công thức muối amoni : (NH4)nA

Một số loại muối amoni

Ví dụ: Amoni Nitrat (NH4NO3), Amoni Clorua (NH4Cl), Amoni Sunfat ((NH4)2SO4)

muoi-amoni-3

Hình 1: Muối Amoni Sunfat

2. Tính chất vật lý của muối amoni

Tất cả các muối amoni đều có thể tan nhiều trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành các ion. Ion NH4+ không có màu

3. Tính chất hóa học của muối amoni

3.1. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm

Đây cũng là cách nhận biết muối amoni, dung dịch đậm đặc muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm khi đun nóng sẽ có hiện tượng khí amoniac có mùi khai bay ra.

Ví dụ:

(NH4)2SO4 + 2NaOH -> 2NH3 + 2H2O + Na2SO4 (trong điều kiện nhiệt độ)

Phương trình khi rút gọn:

NH4+ + OH- -> NH3(bay hơi) + H2O

muoi-amoni-2

Hình 2: Nhận biết muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm

3.2. Phản ứng nhiệt phân muối amoni

Ví dụ nhiệt phân muối NH4Cl

NH4Cl -> NH3 + HCl (điều kiện nhiệt độ)

Tinh thể NH4Cl khi đun nóng trong ống nghiệm sẽ phân hủy thành khí NH3 và khí HCl. Khi bay lên gặp nhiệt độ thấp hơn, 2 khí này sẽ hóa hợp với nhau và tạo nên tinh thể NH4Cl trắng

Ví dụ nhiệt phân các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy từ từ ngay ở nhiệt độ thường, phản ứng giải phóng ra khí NH3 và CO2, trong điều kiện đun nóng phản ứng diễn ra nhanh hơn:

NH4HCO3 -> NH3 + CO2 + H2O

(NH4)2CO3 -> NH3 + NH4HCO3

Ví dụ:

NH4NO3 -> N2O + 2H2O

NH4NO2 -> N2 + 2H2O

Đây là phương trình điều chế các khí N2 và N2O trong phòng thí nghiệm

>>> Xem thêm khí Amoniac (NH3) 99%

4. Ứng dụng của muối amoni trong đời sống

muoi-amoni-1

Hình 3: Amoni clorua là phân bón trong nông nghiệp

5. Điều chế muối amoni

Điều chế muối amoni bằng cách cho NH3 tác dụng với axit trong phản ứng trao đổi ion

6. Các tác động của muối amoni

NH4+ đối với sức khỏe và môi trường tuy không quá độc hại nhưng khi tồn tại trong nguồn nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, muối amoni có thể biến đổi chất gây ra các bệnh nguy hiểm đặc biệt là bệnh ung thư.

Nghiên cứu cho thấy cứ 1g amoni khi chuyển hóa hết có thể cho ra 2,7g nitrit và 3,65g nitrat, vượt quá hàm lượng cho phép của chúng là 0,1mg/lít và 10-50mg/lít.

Muối amoni thường xuất hiện trong nước thải do được tạo ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ như protein gây ô nhiễm nguồn nước và nguy lại đến sức khỏe con người và động thực vật xung quanh nếu không được xử lý kỹ càng.

7. Sơ đồ tư duy amoniac và muối amoni

muoi-amoni-4

8. Bài tập muối amoni

Câu 1 . Nguyên tố nitơ có số oxi hóa trong các hợp chất: NH3, NH4Cl lần lượt là

  1. -3 và +3.
  2. -3 và +4.
  3. -3 và +5.
  4. -3 và -3.

Lời giải:

Đáp án D

Gọi số oxi hóa của NH3 là x

- NH3: x + (+1).3 = 0 → x = -3.

- NH4Cl: x + (+1).4 = -1 → x = -3.

Câu 2 . Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

 A. Dung dịch NaOH.

 B. Dung dịch NH3.

 C. Dung dịch NaCl.

 D. Dung dịch H2SO4 loãng.

Lời giải:

Đáp án B

Cl2 oxi hóa mạnh amoniac tạo ra N2 và HCl.

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.

Câu 3 . Nhận xét đúng về muối amoni là

  1. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit.
  2. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
  3. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.
  4. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 4 . Có thể dùng chất nào sau đây để trung hòa amoniac?

  1. Giấm ăn.
  2. Muối ăn.
  3. Sođa
  4. Clorua vôi.

Lời giải:

Đáp án A

CH3COOH + NH3 → CH3COONH4.

Câu 5 . Phát biểu sai là

  1. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
  2. Các muối amoni khi tan trong nước đều điện li hoàn toàn thành ion.
  3. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và axit tương ứng.
  4. Có thể dùng muối amoni để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 6 . Dung dịch amoniac có tính bazơ do

  1. Amoniac tan nhiều trong nước.
  2. Phân tử amoniac là phân tử có cực.
  3. Khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và H3O+.
  4. Khi tan trong nước, các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo ra các ion NH4+ và OH-.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 7 . Hiện tượng thu được khi cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm là

  1. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt.
  2. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
  3. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
  4. Thoát ra chất khí không màu, không mùi.

Lời giải:

Đáp án B

NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O

Khí NH3 không màu, mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm.

Câu 8 . Nhận định đúng là

  1. Các muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa không bị nhiệt phân.
  2. Dung dịch NH3 hoà tan Zn(OH)2 do Zn(OH)2 lưỡng tính.
  3. Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
  4. Khí amoniac làm hồng quỳ tím ẩm.

Lời giải:

Đáp án C

A sai vì các muối amoni dễ bị nhiệt phân.

B sai vì dung dịch NH3 hoà tan Zn(OH)2 do có thể tạo thành phức chất tan.

D sai vì khí amoniac làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.

9. Câu hỏi thường gặp về muối amoni

(1) Muối amoni có bền với nhiệt không?

Tất cả các muối amoni đều kém bền với nhiệt

(2) Muối amoni là chất điện li thuộc loại

Tất cả các muối amoni đều là chất điện li mạnh

(3) Các muối amoni đều lưỡng tính, Đúng hay Sai?

Đúng

(4) Tất cả các muối amoni đều tan trong nước, Đúng hay Sai?

Đúng, trong nước muối amoni điện li hoàn toàn tạo ra ion NH+ không màu và tạo ra môi trường bazo

(5) Amoni gluconat là gì?

Amoni gluconat là muối amoni của axit gluconic, đây là một axit hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ được glucose khi trải qua quá trình oxy hóa bằng vi khuẩn hoặc enzym. Amoni gluconat được tạo ra thông qua quá trình trùng hợp giữa axit gluconic và amoni

(6) Amoni trong nước thải là gì?

Amoni trong nước thải là dạng ion amoni (NH4+) có thể có mặt trong nước thải từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động khác. Hình thành do quá trình phân hủy các chất hữu cơ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về muối amoni mà Vietchem cung cấp cho Quý khách. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho Quý khách, đừng quên theo dõi Vietchem để cập nhật thêm những tin tức hóa chất mới nhất

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/muoi-amoni-kem-ben-voi-nhiet-a62378.html