Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 144.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 144.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 143.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 142.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 143.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 143.000 đồng/kg.
Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 1.000 đồng/kg tại Đắk Lắk - Đắk Nông, tăng 500 đồng/kg ở Bà Rịa, trong khi những địa phương khác giữ nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 2 ngày giảm liên tiếp, giá tiêu nội địa phiên cuối tuần hồi phục ở một số nơi.
Tổng kết tuần, giá tiêu khu vực Tây Nguyên tăng nhẹ 500 đồng/kg, trong khi các tỉnh Đông Nam Bộ giảm. Thị trường biến động liên tục theo biên độ nhẹ.
Năm 2014, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam lập mốc kim ngạch kỷ lục 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, việc nông dân ở nhiều tỉnh ồ ạt mở rộng diện tích trồng hồ tiêu khiến sản lượng tăng mạnh, cung vượt cầu dẫn tới giá liên tục giảm.
Có thời điểm, giá hồ tiêu xuống dưới giá thành, nông dân thua lỗ nặng, thu hẹp đáng kể diện tích hoặc chuyển sang cây trồng khác. Loại cây "vàng đen" một thời lại khiến bao người mất trắng.
Từ đó đến nay, xuất khẩu hồ tiêu đã mất mốc 1 tỷ USD và liên tục rời xa mốc này. Tuy nhiên, sau 9 tháng năm 2024, lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu tiêu đã giành được mốc 1 tỷ USD, và có thể sẽ lập mốc kỷ lục cao nhất từ trước tới nay với 1,3 tỷ USD khi kết thúc năm 2024.
Mức giá cao khiến nhiều hộ nông dân đang đầu tư chăm sóc vườn tiêu trở lại. Tuy nhiên các nhà quản lý, chuyên gia đều khuyên người dân nên thận trọng khi tái canh, chú trọng sang thâm canh và tính bền vững.
Theo Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông duy trì diện tích trồng hồ tiêu khoảng 33.600 ha, sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn. Đắk Nông sẽ thực hiện chuyển từ trồng tiêu với mục đích đạt năng suất cao sang đạt chất lượng cao và bền vững;
Cụ thể, chuyển đổi diện tích hồ tiêu già cỗi, kém chất lượng, không thích nghi sang các cây trồng khác có tiềm năng thích nghi đến năm 2030 khoảng 950 ha có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với quy hoạch, điều kiện tự nhiên từng địa phương. Hình thành và phát triển thêm 1 vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, nâng tổng số vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh lên thành 3 vùng với diện tích đạt khoảng 1.849 ha;
Đồng thời địa phương cũng mở rộng diện tích sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ dự kiến đạt khoảng 950 ha, tập trung tại các huyện trọng điểm của tỉnh như: Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ thu hoạch, tưới tiết kiệm; quản lý dịch hại tổng hợp; bón phân cân đối, hợp lý để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/gia-tieu-o-tay-nguyen-a60837.html