Quản trị rủi ro là gì? Nguyên tắc & quy trình quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của International Federation of Accountants IAFC, những sai sót hoặc lỗi mắc phải trong quá trình kinh doanh và ra quyết định có thể gây ra tổn thất, thiệt hại khoảng 10% doanh thu của doanh nghiệp.

Có thể nói, quản trị rủi ro như “tuyến phòng thủ” của tổ chức, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn các sai sót và biến cố. Vậy quản trị rủi ro là gì, quy trình thực hiện ra sao? Cùng Base Blog tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Quản trị rủi ro là gì?

1.1. Khái niệm

Rủi ro được biết đến là những việc/sự kiện có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến tổ chức, doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro hay (tiếng Anh là risk management) là phương thức giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá, đo lường các sự kiện rủi ro có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Qua đó tổ chức sẽ ngăn chặn, giảm thiểu những tiêu cực mà chúng có thể gây ra với tổ chức, đưa ra các hướng giải quyết phù hợp.

Quản trị rủi ro là một quá trình khá phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bộ phận, phòng ban. Bên cạnh đó, sự tham gia và cam kết của tất cả các cấp bậc trong doanh nghiệp - từ ban lãnh đạo cấp cao tới nhân sự cấp thấp, thậm chí là thực tập sinh - cũng là điều quan trọng để giúp tổ chức đạt được hiệu quả trong quản trị rủi ro.

1.2. Ví dụ về quản trị rủi ro

Trong năm 2020, Covid-19 đã gây ra đại khủng hoảng, tấn công hơn 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây tổn hại khủng khiếp về hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, có đến 5 triệu doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng từ đại dịch này.

Nếu như công ty không có chiến lược quản trị rủi ro đúng đắn, không lường trước được các vấn đề sẽ xảy ra thì doanh nghiệp có thể chịu nhiều tổn thất do những tác động của đại dịch Covid. Thậm chí, có những doanh nghiệp lớn cũng phải thông báo đóng cửa vì không thể tiếp tục “gồng gánh” được những vấn đề từ đại dịch gây ra. Đây chính là ví dụ điển hình nhất cho quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Nếu trước đó, tổ chức có những chiến lược, kế hoạch và phương án đối phó với rủi ro thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được tối đa những tác hại do dịch Covid-19. Nhưng nếu không làm được, doanh nghiệp có thể phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

2. Vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp

Quản trị rủi ro là quy trình quan trọng trong tổ chức vì nó cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở để đưa ra các quyết định đúng nhất, xử lý được các rủi ro tiềm ẩn, cụ thể như sau:

Giảm thiểu thiệt hại: Quản lý rủi ro giúp tổ chức nhận biết và đối phó được các rủi ro đang tiềm ẩn, trước khi chúng trở thành vấn đề lớn trong doanh nghiệp. Qua đó, lãnh đạo có thể có kế hoạch để áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để giảm thiệt hại nếu như chúng không may xảy ra.

Tăng hiệu quả hoạt động: Đánh giá và quản lý rủi ro là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị các tình huống xấu xảy ra, tránh việc chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tổ chức. Doanh nghiệp sẽ biết vấn đề đang ở đâu, có hướng giải quyết từ đó giúp hoạt động sản xuất kinh doanh trơn tru và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng có cơ sở để đưa ra những quyết định sáng suốt, cải thiện được quy trình làm việc, tối ưu tài nguyên và tăng cường hiệu suất làm việc cho các bộ phận, phòng ban.

Tạo cơ hội cho tổ chức: Thực tế, quản trị rủi ro không chỉ là việc tập trung vào giảm thiểu các rủi ro mà còn xem rủi ro như một cơ hội. Doanh nghiệp có thể dựa vào các rủi ro có thể xảy ra để đánh giá các cơ hội tiềm năng, từ đó mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng lợi nhuận cũng như tăng lợi thế cạnh tranh.

Sử dụng dòng tiền hợp lý: Khi các tổ chức thực hiện đầu tư, họ sẽ phải cân nhắc và đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến dòng tiền và lợi nhuận. Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp nhận biết, đánh giá, quản lý các rủi ro này, đảm bảo dòng tiền được dùng đúng cách và hiệu quả, từ đó mang đến lợi nhuận tối đa.

3. Phân loại các rủi ro thường gặp trong doanh nghiệp

Để phân loại rủi ro, chúng ta có thể dựa theo tác động, tính chất và phạm vi ảnh hưởng.

3.1. Dựa theo tác động

Nếu xét theo tác động của rủi ro đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể chia thành 4 loại:

3.2. Dựa theo tính chất

Theo tính chất, quản trị rủi ro có thể được phân loại thành 3 nhóm như sau:

3.3. Dựa trên phạm vi ảnh hưởng

Dựa theo phạm vi ảnh hưởng, rủi ro có thể được chia thành 2 loại:

4. Các nguyên tắc cần tuân thủ trong quản trị rủi ro

Nguyên tắc 1: Dự đoán rủi ro

Thực tế, không phải bất kỳ rủi ro nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Nhiều rủi ro có thể mang đến một phần nhỏ cơ hội. Vậy nên nếu doanh nghiệp có khả năng dự đoán cao thì việc biến rủi ro thành cơ hội kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để dự đoán được sự cố, ban lãnh đạo cần có đầy đủ các dữ liệu, thông tin và báo cáo chi tiết. Đây sẽ là cơ sở để phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp cũng như các rủi ro có thể xảy ra.

Nguyên tắc 2: Xác định ưu tiên cho các rủi ro

Tất cả các các vấn đề trong doanh nghiệp đều có thể được sử dụng và đánh giá để đưa ra mức rủi ro tương ứng. Nhưng doanh nghiệp cần sắp xếp rủi ro theo thứ tự ưu tiên để giảm thiểu nguy cơ cũng như mức độ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Nguyên tắc 3: Làm rõ vai trò của từng nhân viên

Quản trị rủi ro không chỉ là việc của một cá nhân mà cần sự hợp lực của nhiều người trong tổ chức. Việc thiết lập vai trò, trách nhiệm phù hợp với khả năng của mỗi thành viên trong tổ chức là rất quan trọng để đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả. Khi thực hiện các chiến lược quản trị rủi ro, nó không những ảnh hưởng đến quy trình của tổ chức mà còn ảnh hưởng đến cả văn hóa doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4: Truyền thông về chiến lược quản trị rủi ro

Để quản trị rủi ro có hiệu quả, bộ phận truyền thông cần thông tin rõ ràng cho toàn bộ nhân sự trong công ty, từ nhân viên đến quản lý cấp cao. Quản trị rủi ro đúng cách sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp, vậy nên mọi người cần hiểu, xác định được tính cấp bách của vấn đề và nhiệm vụ của mình trong chiến lược đó để thực hiện hiệu quả.

Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ hỗ trợ là Phần mềm quản lý công văn, và Mạng truyền thông nội bộ doanh nghiệp.

Base Inside

Nguyên tắc 5: Đầu tư công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp

Nếu chỉ quản trị doanh nghiệp thủ công, ban lãnh đạo có thể sẽ không nắm rõ được thực trạng công ty cũng như các vấn đề xung quanh. Đó có thể là rào cản khiến doanh nghiệp không thể xây dựng được một chiến lược quản trị rủi ro hoàn hảo.

Chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp chính là bước đầu để tổ chức có thể đưa ra kế hoạch quản trị rủi ro phù hợp, giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi nhuận và tăng lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp có thể tham khảo Bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện của Base.vn với hơn 9000+ khách hàng tin dùng.

5. Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định rủi ro

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định và đánh giá các mối đe dọa đối với tổ chức. Doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như: Quy định pháp luật, xu hướng thị trường, thị trường tài chính, công nghệ kỹ thuật…. Sau đó sẽ đưa ra từng loại rủi ro tương ứng với bối cảnh theo những cách sau:

Bước 2: Phân tích, đánh giá rủi ro

Phân tích rủi ro là việc doanh nghiệp thiết lập xác suất mà một rủi ro có thể xảy ra và kết quả tiềm ẩn của mỗi rủi ro đó. Trong khi đó, đánh giá rủi ro nhằm xác định mức độ của mỗi loại, xếp hạng chúng theo sự nổi bật và hậu quả có thể xảy ra và bao gồm các chỉ số như: Ước lượng tổn thất, thiệt hại doanh thu, chi phí hồi phục, thiệt hại về hình ảnh thương hiệu….

Phân tích và đánh giá rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình trạng rủi ro tại tổ chức, qua đó đưa ra những quyết định thông minh, phù hợp để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Bước 3: Xử lý các rủi ro

Để xử lý các rủi ro, doanh nghiệp có thể thực hiện theo 5 biện pháp sau đây:

Né tránh rủi ro: Né tránh là việc doanh nghiệp không tham gia vào hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức, ví dụ như: Không đầu tư, không phát triển sản phẩm mới, không mở rộng dự án…. Biện pháp này có vẻ an toàn nhưng đôi khi khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội để tăng lợi nhuận. Vậy nên tổ chức cần cân nhắc và chỉ áp dụng khi rủi ro đó gây thiệt hại lớn và khả năng xảy ra rủi ro cao.

Giảm thiểu rủi ro: Phương pháp này tập trung vào việc cố gắng giảm tối đa các tổn thất đối với doanh nghiệp thay vì loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Mục đích của giải pháp này là ngăn chặn các tổn thất, không để nó lan rộng và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Chuyển giao rủi ro: Cách này chính là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro theo hợp đồng cho một bên thứ 3, ví dụ như để bảo hiểm chi trả các thiệt hại, chuyển rủi ro về tài sản cho công ty bảo hiểm….

Chia sẻ rủi ro: Đây là việc doanh nghiệp chuyển những rủi ro từ cá nhân sang một nhóm đối tượng khác. Ví dụ nếu doanh nghiệp kinh doanh thất bại, thay vì một cá nhân chịu rủi ro thì mỗi nhà đầu tư, góp vốn có thể chịu một phần rủi ro này.

Duy trì, chấp nhận rủi ro: Trong doanh nghiệp, sẽ có những rủi ro không thể loại bỏ hoàn toàn dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần duy trì và chấp nhận sống chung với các rủi ro này. Nó sẽ phù hợp với những rủi ro nhỏ nhưng mang lại lợi ích lớn.

Bước 4: Theo dõi và cải tiến

Sau 3 bước trên, doanh nghiệp sẽ cần theo dõi và cải tiến quản trị rủi ro bằng cách:

6. Các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro doanh nghiệp

Trên thế giới hiện nay có 2 chuẩn mực quản trị rủi ro được công nhận gồm ERM COSO và ISO 31000.

6.1. Khung ERM COSO

Tiêu chuẩn COSO ra mắt năm 2004 và cập nhật năm 2017 để đáp ứng sự phức tạp của ERM. COSO sẽ tập trung vào việc xác định các khái niệm, nguyên tắc chính của ERM, cung cấp ngôn ngữ cho hệ thống quản lý rủi ro và đưa hướng dẫn cụ thể.

Nguyên tắc chính của tiêu chuẩn COSO gồm:

COSO ERM giúp các tổ chức xác định, đánh giá cũng như quản lý rủi ro hiệu quả, tạo ra giá trị và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

6.2. Tiêu chuẩn ISO 31000

ISO 31000 hệ thống quản trị rủi ro được áp dụng từ 2009 và sửa đổi phiên bản mới nhất năm 2018. Phiên bản 2018 gồm các tài liệu ngắn hơn, rõ ràng hơn và dễ đọc hơn so với phiên bản 2009. Tại đây gồm các hướng dẫn chiến lược về quản trị rủi ro, nhấn mạnh vai trò của các quản lý cấp cao trong quản lý rủi ro cũng như tích hợp chúng trong toàn bộ tổ chức.

7. Thách thức thường gặp khi quản trị rủi ro & Giải pháp cho doanh nghiệp

Đây là các thách thức phổ biến nhất doanh nghiệp triển khai quản trị rủi ro:

Trong trường hợp này, Nền tảng quản trị doanh nghiệp Base.vn là giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm chuyên biệt của Base để lưu trữ các thông tin và dữ liệu trực quan, lấy đó làm cơ sở để dự báo rủi ro, đánh giá tình hình và có những hướng xử lý rủi ro phù hợp.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể lưu trữ về số lượng nhân sự biến động theo từng thời gian qua các năm, qua đó bộ phận nhân sự sẽ biết thời gian nào nhân sự nghỉ nhiều nhất để từ đó biết được nguyên nhân phổ biến gây biến động nhân sự, có giải pháp giữ chân nhân sự cũng như tạo nguồn ứng viên phù hợp.

Hoặc ví dụ khác, lãnh đạo có thể xem được thông tin về hiệu suất công việc, tình hình nhân sự, khả năng làm việc các phòng ban,… qua đó quản trị dễ dàng hơn và các quyết định cũng chính xác hơn, tránh những đánh giá cảm tính khiến việc quản lý rủi ro kém hiệu quả.

8. Kết luận

Các sự cố, rủi ro có thể khiến doanh nghiệp bị tổn thất khoảng 5-10% doanh thu hàng năm (Theo số liệu từ Aon Corporation). Chính vì vậy việc quản trị rủi ro là rất quan trọng và cần được đầu tư nghiêm túc. Đội ngũ Base hy vọng qua những nội dung trên đây, doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và có thể xây dựng được giải pháp phù hợp giúp ngăn chặn rủi ro, từ đó giúp tổ chức phát triển và thành công hơn.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/quy-trinh-quan-tri-rui-ro-a60691.html