Ngày nay, việc quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các sản phẩm chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, phòng quản lý chất lượng là bộ phận phụ trách việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Với chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý chất lượng, bộ phận này đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên sức tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp. Xem thêm >>>> Việc làm Quản lý chất lượng (QA / QC) lương $1000+
Phòng quản lý chất lượng có chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc công ty về các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn tiên tiến về quản lý chất lượng như: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, quản lý môi trường ISO 14000,…
Đồng thời có chức năng quản lý công tác tiêu chuẩn hóa các quy định và quy trình quản lý chất lượng; tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm và thúc đẩy tư duy cải tiến chất lượng sản phẩm trong toàn bộ công ty. >>> Xem thêm: Công việc của phòng quản lý chất lượng
Nhiệm vụ chính của phòng quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của doanh nghiệp.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, phòng quản lý chất lượng cần phải lập kế hoạch cụ thể để kiểm soát chất lượng. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra và đánh giá bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm. Đồng thời hướng dẫn bộ phận sản xuất, giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn để có thể tự kiểm tra chất lượng sản phẩm, cũng như có thể xử lý khi có các sản phẩm không đạt chất lượng tại mỗi công đoạn sản xuất.
Chịu trách nhiệm xây dựng và kiểm soát hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng của từng loại sản phẩm; kiểm soát các phương tiện, công cụ, thiết bị đo lường phục vụ cho quá trình kiểm tra và nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện các sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Đưa ra các chỉ dẫn và chỉ đạo bộ phận sản xuất xử lý các sản phẩm không đạt.
Chủ trì quá trình kiểm tra, lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm và tiến hành bàn giao sản phẩm theo đúng quy định của công ty.
Tham mưu và đề xuất cho Ban giám đốc về việc xác định mục tiêu chất lượng cần đạt được đối với từng loại sản phẩm. Lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đó và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chịu trách nhiệm tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên ngành với mục tiêu nâng cao chất lượng. Tham gia quá trình xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, hoạch định các hoạt động sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn tham gia quá trình đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ nhân viên kiểm soát chất lượng.
Đối với các tài liệu, hồ sơ, các số liệu phục vụ công tác thực hiện các nghiệp vụ của phòng cần được quản lý và lưu trữ khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu thông tin khi cần thiết. Soạn thảo các văn bản quản lý, các quy định phục vụ cho việc thực hiện các nghiệp vụ của phòng. Tiến hành việc truyền thông và hướng dẫn nhân viên trong phòng thực hiện theo các quy định quản lý của phòng. >>>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của phòng quản lý chất lượng
Hàng năm, phòng quản lý chất lượng cần tham gia xây dựng các mục tiêu chất lượng cho các sản phẩm của công ty. Đồng thời tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu đó trong phạm vi chức năng và quyền hạn của phòng.
Soạn thảo các văn bản và tài liệu quản lý nội bộ và trình Ban giám đốc công ty phê duyệt. Thực hiện việc kiểm soát các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ; các chế độ bảo mật thông tin; và các chế độ báo cáo, thống kê, hội nghị, hội thảo cũng như các hoạt động khác theo quy định của công ty.
Giám sát việc cung cấp thông tin liên quan đến kỹ thuật và chất lượng sản phẩm ra bên ngoài công ty, đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc bảo mật theo quy định của công ty.
Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng các quy chế, quy định có liên quan đến việc quản lý công việc của phòng.
Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và tham gia vào quá trình đào tạo đội ngũ nhân sự để họ hiểu rõ hoạt động quản lý chuyên môn của phòng.
Tham gia vào việc đánh giá quy trình quản lý chất lượng nội bộ và xem xét hệ thống quản lý chất lượng của công ty, từ đó có đề xuất cải thiện phù hợp. >>>> Bạn đọc thêm: Doanh nghiệp / cơ quan nào cần đến phòng quản lý chất lượng
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/phong-qc-a60606.html