Núi Phú Sĩ - ngọn núi linh thiêng với đỉnh núi quanh năm tuyết phủ trắng nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka. Đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3,776m. Ngoài việc núi Phú Sĩ là biểu tượng của xứ sở hoa anh đào, bạn có biết những điều thú vị khác xung quanh ngọn núi này không? Cùng tìm hiểu 12 bí mật về núi Phú Sĩ mà thậm chí đến cả người Nhật cũng chưa chắc đã biết thông qua bài viết dưới đây nhé!
1.Đỉnh núi Phú Sĩ không phải đất thuộc sở hữu Nhà nước mà là đất tư nhân?
Từ trạm thứ 1 đến trạm thứ 7 của núi Phú Sĩ là đất thuộc sở hữu Nhà nước nhưng từ trạm thứ 8 trở lên là phần đất tư nhân thuộc sở hữu của Đền Fujisan Hongu Sengen Taisha - ngôi đền thờ thần Asamano Okami, vị thần được cho là có khả năng chế ngự những đợt phun trào núi lửa. Hiện nay cho đến trạm thứ 7 của núi được tính là ranh giới giữa tỉnh Yamanashi và tỉnh Shizuoka nhưng từ trạm thứ 8 trở lên thì không có một ranh giới rõ ràng nào được đặt ra.
2.Có thể tổ chức hôn lễ ở núi Phú Sĩ?
Bất cứ ai cũng có thể tổ chức lễ cưới ở đền Fujisan Hongu Sengen Taisha. Nhưng vì ngôi đền này không lớn nên bạn chỉ có thể tổ chức lễ cưới với quy mô nhỏ khoảng 10 người và điều đặc biệt là cả cô dâu chú rể cũng như những người tham dự lễ cưới sẽ phải tự mình leo núi Phú Sĩ. Đây chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với mỗi người đặc biệt là cô dâu, chú rể.
Nếu bạn muốn tổ chức lễ cưới ở đây, bạn cần đăng ký và hoàn tất các thủ tục với đền Fujisan Hongu Sengen Taisha trước 3 tháng. Chi phí ban đầu để làm lễ cầu nguyện tại đền là khoảng 5 vạn yên cộng với tiền quyên góp tùy tâm. Trung bình mỗi năm có khoảng 3 đợt tổ chức lễ cưới trong mùa leo núi. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được leo núi Phú Sĩ, vừa tổ chức lễ cưới tại đây. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm trọn đời khó quên đối với bất kỳ ai!
Nếu bạn muốn tổ chức lễ cưới ở đây, bạn cần đăng ký và hoàn tất các thủ tục với đền Fujisan Hongu Sengen Taisha trước 3 tháng. Chi phí ban đầu để làm lễ cầu nguyện tại đền là khoảng 5 vạn yên cộng với tiền quyên góp tùy tâm. Trung bình mỗi năm có khoảng 3 đợt tổ chức lễ cưới trong mùa leo núi. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được leo núi Phú Sĩ, vừa tổ chức lễ cưới tại đây. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm trọn đời khó quên đối với bất kỳ ai!
3.Ngắm hình ảnh núi Phú Sĩ đẹp lung linh như trên mạng ở đâu?
Hồ Yamanaka (tỉnh Yamanashi)
Bạn có thể nhìn thấy thiên nga ở hồ Yamanaka trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm và đặc biệt vào tháng 1 và tháng 2 rất dễ để chiêm ngưỡng khung cảnh núi Phú Sĩ đằng xa với phía trước là vô vàn những con thiên nga trắng xinh đẹp. Thiên nga trắng là một loài thiên nga lớn, người ta nói rằng khi chúng dang rộng đôi cánh thì sải cánh của chúng có thể rộng tới hơn 2m.
Những con thiên nga trắng này thường sống ở Siberia, bờ biển Okshotsk và Ireland di trú đến Nhật Bản vào mùa đông để trú đông. Một địa điểm ngắm thiên nga nổi tiếng được khách du lịch cũng như người dân địa phương yêu thích là khách sạn bên bờ hồ Yamanako có tên Coyou Club Yamanakakohan Salon.
Ngôi làng cổ Oshino Hakkai (tỉnh Yamanashi)
Ngôi làng cổ Oshino Hakkai là một trong 100 vùng nước nổi tiếng trên cả nước được công nhận là Di sản thiên nhiên quốc gia. Tại đây có 8 con suối có dòng nước chảy qua khu vực chân núi Phú Sĩ. Những ngôi nhà với lối kiến trúc cổ lợp mái tranh cùng những con đường không trải nhựa kết hợp với vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sĩ tạo tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, làm say đắm bất cứ du khách nào đặt chân đến đây.
Hồ Kawaguchi
Hồ Kawaguchi là hồ có độ cao thấp nhất trong “Phú Sĩ Ngũ hồ” (5 hồ nước ngọt lớn ở chân núi Phú Sĩ). Vào mùa xuân, có khoảng hơn 800,000 cây hoa chi anh (Shibazakura) đủ màu sắc nở rộ quanh hồ. Vào mỗi độ xuân sang, tại đây thường tổ chức lễ hội “Fuji Shibazakura” (Lễ hội hoa chi anh núi Phú Sĩ) tại khu nghỉ dưỡng hồ Motosuko nằm trong công viên ngay cạnh. Trong thời gian diễn ra lễ hội, xe buýt địa phương tuyến Shibazakura được đưa vào hoạt động giúp cho việc di chuyển của khách du lịch được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Nihondaira (tỉnh Shizuoka)
Nihondaira là một vùng đồi núi nằm ở độ cao 307m. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với nhiều giá trị thiên nhiên và nghệ thuật, đứng đầu trong số 100 điểm thăm quan hàng đầu của Nhật Bản. Bạn có thể sử dụng cáp treo để tới Nihondaira và từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn núi Phú Sĩ hùng vĩ và cảng Shimizu. Từ mùa thu năm 2018 đài quan sát Nihondaira Yume Terace đã được mở cửa. Tại đây bạn có thể ngồi thư giãn trong phòng kính hoặc khu vực đài quan sát có mái che để ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp từ Nihondaira. Ngoài ra, tại đây còn có khu vực triển lãm dành cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Nihondaira. Nếu có dịp đến thăm khu danh thắng Nihondaira đừng quên ghé qua những địa điểm này nhé.
Hồ Tanuki (tỉnh Shizuoka)
Hồ Tanuki nằm ở một góc cao nguyên Asagiri thuộc tỉnh Shizuoka. Từ phía bờ hồ có thể nhìn thấy khung cảnh núi Phú Sĩ tuyệt đẹp. Đặc biệt đây còn là một địa điểm nổi tiếng với hoa anh đào, hoa đỗ quyên nở rực rỡ vào mùa xuân và rừng cây lá đỏ quyến rũ vào mùa thu. Nếu đến đây vào hai thời điểm này bạn có thể chiêm ngưỡng núi Phú Sĩ giữa một khung cảnh tuyệt đẹp. Vừa đi tản bộ quanh hồ, bạn hãy vừa tìm những vị trí đẹp để chụp lại những bức ảnh đáng nhớ nhé!
4.Núi Phú Sĩ lộn ngược
Hình ảnh bóng núi Phú Sĩ được phản chiếu trên bề mặt hồ phẳng lặng được gọi là “núi Phú Sĩ lộn ngược”. Khung cảnh tuyệt đẹp này đã được in lên mặt sau của tờ tiền 1,000 yên, từ Phú Sĩ Ngũ Hồ bạn có thể nhìn thấy rất nhiều hình ảnh bóng núi Phú Sĩ ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, để có thể chiêm ngưỡng hình ảnh núi Phú Sĩ ngược hoàn hảo nhất cần có điều kiện tự nhiên thuận lợi như trời không có gió, không có sương mù và mặt hồ không gợn sóng. Nếu có thể chiêm ngưỡng hình ảnh này, đây chắc chắn sẽ là một trong những kỷ niệm tuyệt vời nhất trong chuyến du lịch Nhật Bản của bạn đó!
5. Phú Sĩ đỏ, kim cương Phú Sĩ , Phú Sĩ ngọc trai
Phú Sĩ đỏ
Phú Sĩ đỏ là hiện tưởng xảy ra vào thời điểm bình minh từ cuối mùa hè đến đầu mùa thu, ánh nắng mặt trời chiếu vào khiến cho ngọn núi chuyển sang màu đỏ. Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp do phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết như mây, sương mù cũng như vị trí của mặt trời buổi sáng, do đó người ta nói rằng nếu ai có thể chiêm ngưỡng khung cảnh này chắc chắn sẽ gặp rất nhiều may mắn.
Kim cương Phú Sĩ
Kim cương Phú Sĩ là một hiện tượng quang học tự nhiên, được hình thành vào khoảnh khắc mặt trời mọc hoặc lặn trùng với đỉnh núi Phú Sĩ, nhìn từ xa trông giống như một viên kim cương đang tỏa sáng lấp lánh trên đỉnh núi. Đây là một cảnh tượng vô cùng đắt giá mà không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy được vì nó liên quan đến quỹ đạo quay của mặt trời và thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thời gian trong năm.
Núi Phú Sĩ ngọc trai
Khi trăng tròn ở đúng vị trí đỉnh núi Phú Sĩ nhìn từ xa mặt trăng giống như một viên ngọc trai khổng lồ đang tỏa sáng lấp lánh. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy cảnh tượng này vào những ngày mùa hè trời quang đãng hoặc thời điểm trăng tròn trong mùa thu; mùa mưa hoặc khi không khí có nhiều mây mù sẽ rất khó để bạn có thể nhìn thấy. Hiện tượng này chỉ xảy ra một vài lần trong năm, do đó phải rất may mắn bạn mới có thể được chiêm ngưỡng hiện tượng thần bí này.
6.Công chúa tuyết (công chúa Kaguya)
Phía đông nam núi Phú Sĩ là ngọn núi Hoei. Khi tuyết rơi phủ kín phía sườn tây của núi Hoei, nhìn trông giống như hình bóng của một người phụ nữ với mái tóc dài. Do đó người ta còn gọi đây là hình ảnh “công chúa tuyết”.
7.Fujibitai
Kiểu đường chân tóc trên trán giống như hình dáng núi Phú Sĩ được gọi là Fujibitai. Trong tranh Ukiyoe thời Edo, phụ nữ thường chải tóc theo kiểu Fujibitai và đó trở thành một chuẩn mực vẻ đẹp của phụ nữ Nhật Bản thời bấy giờ.
8.Có rất nhiều ngọn núi có hình dáng giống núi Phú Sĩ ở Nhật Bản
Núi Ezo Fuji
Có một số ngọn núi ở Nhật có hình dáng rất giống với núi Phú Sĩ. Một trong số đó là ngọn núi “Ezo Fuji” ở đảo Hokkaido với độ cao khoảng 1,898m với sự sắp xếp tầng núi khác nhau. Ngọn núi này có kích thước gần giống với núi Phú Sĩ, với đường kính miệng núi lửa khoảng 700m và độ sâu khoảng 200m.
Núi Satsuma Fuji
Núi Satsuma Fuji (núi Phú Sĩ của vùng Satsuma) là một ngọn núi thuộc tỉnh Kagoshima. Ngọn núi này nằm ở cực nam bán đảo Satsuma và là một trong 100 ngọn núi đẹp nhất Nhật Bản. Với độ cao 924m, tên gọi cũng như dáng núi chóp nhọn tuyệt đẹp của núi Satsuma Fuji đều rất giống núi Phú Sĩ. Từ đây có thể dễ dàng đi tới các điểm du lịch của tỉnh Kagoshima như Kirishima, Yakushima hay Ibusuki, do đó đây thực sự là một điểm thăm quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
9. Có thật là bạn sẽ gặp may mắn khi thấy núi Phú Sĩ trong giấc mơ đầu tiên của năm như câu tục ngữ của người Nhật “Thứ nhất Phú Sĩ, thứ nhì đại bàng, thứ ba cà tím”?
Theo như câu tục ngữ đã được lưu truyền từ xa xưa ở Nhật Bản, trong giấc mơ đầu tiên của năm mới nếu bạn mơ thấy những điều này thì bạn sẽ có một năm ngập tràn may mắn và thịnh vượng. Trong đó điều may mắn nhất là mơ thấy núi Phú Sĩ (Núi Phú Sĩ hùng vĩ, có phát âm giống với từ “bất tử” nên có ý nghĩa trường thọ), thứ hai là mơ thấy đại bàng (đại bàng được mệnh danh là chúa tể bầu trời, là biểu tượng của sức mạnh và chiến thắng), thứ ba là cà tím (phát âm giống với từ “thành tựu”).
Người ta còn nói rằng Tướng quân Ieyasu Tokugawa (Tướng quân thời Edo (1603-1868)) rất thích câu tục ngữ này khi nhắc đến núi Phú Sĩ thuộc đất nước Suruga (là tỉnh Shizuoka ngày nay), vì cho rằng con đại bàng sống ở trên đỉnh núi Phú Sĩ có thể bay nhanh hơn bất cứ con vật nào ở các quốc gia khác.
10. Núi Phú Sĩ được hình thành từ 4 ngọn núi
Núi Phú Sĩ là ngọn núi được hình thành sau 4 giai đoạn hoạt động của núi lửa. Đầu tiên, cách đây hàng chục vạn năm núi Phú Sĩ được hình thành từ ngọn núi lửa có tên Senkomitake. Tiếp đến, một ngọn núi có độ cao khoảng 2,400m tên là Komitake đã được hình thành. Sau đó, cách ngày nay 100,000 năm đến 10,000 năm trước một vụ phun trào núi lửa nữa xảy ra ở một vị trí hơi lệch và kết quả là một ngọn núi có tên Kofuji (Phú Sĩ cổ) ra đời.
Cuối cùng, cách đây khoảng một vạn năm, một vụ phun trào núi lửa xảy ra bao phủ toàn bộ những ngọn núi ở khu vực đó và cho ra đời núi Phú Sĩ mới (ShinFuji) như ngày nay. Người ta cho rẳng núi Phú Sĩ được tạo nên qua 3 lần núi lửa phun trào nên là ngọn núi lửa dạng tầng, xếp chồng lên nhau với cấu trúc hình nón đối xứng đặc biệt. Độ cao của núi Phú Sĩ ngày nay cũng như hình dáng hiện tại được tạo thành ở lần phun trào cuối cùng.
11. Núi Phú Sĩ có phải là ngọn núi bất tử?
Núi Phú Sĩ trong tiếng Nhật là 富士山 (Fujisan), có cách đọc gần giống với từ 不死 (Fushi=bất tử) nên người ta còn gọi đây là “ngọn núi bất tử” (不死山). Từ xa xưa đã tồn tại một truyền thuyết về sự bất tử của ngọn núi linh thiêng này. Trong câu chuyện cổ tích được cho là ra đời vào thời kỳ Heian (794-1185) “Taketori Monogatari” (tạm dịch là “Chuyện ông lão đốn tre” hay còn được biết đến với tên gọi “Nàng tiên trong ống tre”) đã xuất hiện chi tiết về ngọn núi này. Truyện kể về một cô công chúa Kaguya xinh đẹp được sinh ra từ ống tre. Cô đã từ chối lời cầu hôn của Thiên Hoàng và quay trở về Mặt trăng nơi mình sinh ra. Thiên Hoàng sau đó quá đau buồn đã sai binh lính đem đốt thuốc trường sinh công chúa tặng trên đỉnh núi Phú Sĩ. Từ đó, ngọn núi này được biết đến với tên gọi “núi bất tử”. Cũng có giả thuyết cho rằng tên gọi núi Phú Sĩ bắt nguồn từ thời Kamakura. Tuy nhiên, ngày nay mọi người vẫn thường nhắc đến tên gọi núi Phú Sĩ với ý nghĩa “núi có nhiều binh sĩ” (“sĩ” trong từ “binh sĩ”) bắt nguồn từ việc quân lính của Thiên hoàng leo lên núi để thực hiện lời vua.
12.Cà phê được pha ở núi Phú Sĩ rất ngon
Nhiệt độ sôi của nước thay đổi theo độ cao và phụ thuộc vào áp suất không khí. Cứ lên cao 300m nhiệt độ không khí sẽ giảm xuống 1℃. Trung bình ở dưới mặt đất, áp suất không khí là 1013hPa thì nhiệt độ sôi của nước là 100℃. Người ta nói rằng nhiệt độ thích hợp nhất của nước để pha cafe là khoảng 90℃, khi những giọt cà phê nhỏ hết xuống cốc, bạn sẽ có được cốc cà phê với vị ngon tuyệt vời. Nếu có dịp leo núi Phú Sĩ đừng quên thưởng thức một ly cà phê ở đây nhé, đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ trong chuyến đi của bạn
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/nui-phu-si-nam-o-dau-a60588.html