Hãy cùng Edunet tìm hiểu cụ thể về ngành Marketing và tại sao ngành này lại có sức hút lớn đối với các bạn học sinh đến thế nhé!
♦ Marketing là quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.
Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho các tổ chức, công ty và doanh nghiệp. Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau.
♦ Ngành marketing thuộc nhóm ngành đào tạo kinh doanh trong các trường Đại học, đây là ngành sẽ cung cấp cho những sinh viên theo học những kiến thức chuyên sâu về: cách nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, xây dựng và phát triển các mối quan hệ, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện...
♦ Theo học ngành Marketing, sinh viên sẽ có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; tạo chiến dịch cung cấp sản phẩm của công ty đến với những khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với các đại lý cấp bán lẻ. nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Dưới đây là các chuyên ngành của ngành Marketing mà các bạn có thể theo học:
♦ Quản trị marketing
Chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức về quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing... Các môn học của chuyên ngành Quản trị Marketing gồm: Quản trị sản phẩm, Nghiên cứu Marketing, Quản trị kênh phân phối, Digital Marketing, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, Chiến lược Marketing cho thế giới mạng...
♦ Truyền thông Marketing
Chuyên ngành này sẽ đào tạo sâu về lĩnh vực truyền thông, các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về truyền thông marketing, khả năng phân tích , dự báo nhu cầu thị trường về hành vi tiêu dùng xây dựng và phát triển thương hiệu... Các môn học tiêu biểu như: Truyền thông Marketing tích hợp, Chiến lược phương tiện truyền thông, Marketing trực tiếp, Xúc tiến bán hàng, Tổ chức sự kiện, Quản trị thương hiệu, Quảng cáo và thiết kế quảng cáo..
♦ Quan hệ công chúng
Ngành quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là ngành chuyên đào tạo sinh viên về những kế hoạch tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với công chúng, nhằm mục đích hướng tới việc tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với tổ chức, công ty, doanh nghiệp đó.
→ xem thêm: Ngành quan hệ công chúng là gì? học trường nào? lương cao không?
♦ Quản trị bán hàng và Digital Marketing
Chuyên ngành này sẽ đào tạo những kiến thức hoạch định ra các kế hoạch, sau đó tổ chức và lãnh đạo các nguồn lực nhân lực để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Mỗi doanh nghiệp đều đề ra những mục tiêu trước đó với mục đích
♦ Thẩm định giá
Chuyên ngành Thẩm định giá và Quản trị tài sản - ngành Kinh tế đầu tư, sẽ đào tạo cho sinh viên sau này trở thành một Thẩm định viên về giá và/hoặc Quản trị viên tài sản.
♦ Quản trị thương hiệu
Chuyên ngành này sẽ đào tạo những kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu, cách triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu… Theo học chuyên ngành Quản trị Thương hiệu, bạn sẽ được học các môn như: Quản trị thương hiệu; Nhượng quyền thương hiệu; Quan hệ công chúng; Quảng cáo và khuyến mại; Tổ chức sự kiện; Phát triển sản phẩm mới; Marketing dịch vụ...
♦ Quảng cáo
Là chuyên ngành cung cấp những kiến thức chuyên sâu về hệ thống lĩnh vực truyền thông, tìm hiểu về cách thức để bảng bá một mặt hàng sản phẩm cụ thể là về quản trị khách hàng quảng cáo, chiến lược và chiến thuật phương tiện, quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện. Có thể kể đến một số môn học của chuyên ngành Quảng cáo như: Quản trị quảng cáo, Quảng cáo và xã hội, Chiến lược quảng cáo, Các xu hướng tiếp thị, Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Marketing online, Quan hệ công chúng...
Mã ngành Marketing: 7340115
- Để theo học ngành Marketing, bạn cần phải đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- Điểm chuẩn của ngành Marketing
Điểm chuẩn ngành Marketing năm 2021 của các trường đại học dao động từ 15 - 36,93 điểm, tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Dưới đây là danh sách các trường có ngành Marketing phân chia theo từng khu vực:
- Khu vực miền Bắc:
- Khu vực miền Trung:
- Khu vực miền Nam:
Cơ hội việc làm ngành Marketing rất rộng mở, với chuyên môn về Marketing, bạn có thể dễ xin việc việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường...
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí trong ngành Marketing, từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí sau:
Học ngành Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:
Theo như thống kê mới nhất thì hiện nay thu nhập bình quân của nhân viên maketing là từ 8 - 12 triệu đối với sinh viên mới ra trường, cấp nhân viên từ 6 tháng kinh nghiệm trở lên là 12 - 20 triệu và từ 20 - 50 triệu đối với cấp quản lý.
• Mức lương cơ bản của ngành Marketing đối với sinh viên mới ra trường thường là 5 - 7 triệu đồng/tháng, sau một năm kinh nghiệm, lương có thể lên 7 - 8 triệu đồng/tháng.
• Hiện nay, theo tìm hiểu, thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 8 - 12 triệu đồng/tháng, cấp quản lý từ 20 - 30 triệu đồng/tháng.
Để học tập và làm việc trong ngành Marketing, bạn cần có những tố chất sau:
♦ Năng động, tự tin, linh hoạt, có khả năng quan sát
♦ Có đam mê kinh doanh
♦ Có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, mong muốn của người khác
♦ Có kỹ năng trình bày và thuyết phục người khác.
♦ Sáng tạo, ham học hỏi và tìm tòi thông tin, kiến thức về các lĩnh vực của đời sống, cả về kinh tế và văn hóa - xã hội.
♦ Kiên trì, có kỹ năng làm việc nhóm.
Như vậy qua bài viêt này Edunet đã giới thiệu cho các bạn toàn bộ thông tin cần thiết về ngành Marketing. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn xác định được liệu mình có phù hợp với ngành này không.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline: 1900 98 99 61 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về ngành học. Chúc các bạn thành công!
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/marketing-thuoc-nhom-nganh-nao-a60583.html