Cũng giống như Việt Nam và một số quốc gia Á Đông khác, người Nhật cũng có ngày lễ Thất tịch. Ngày lễ Thất tịch của Nhật thường được gọi là Tanabata. Vậy lễ hội truyền thống này có gì đặc biệt? Có gì khác với ngày lễ Thất tịch của Việt Nam? Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu, đặc biệt hữu ích với những bạn muốn tìm hiểu thêm văn hóa, có mục tiêu du học Nhật Bản nhé!
Thời điểm bắt đầu vào tháng 8, người dân “xứ anh đào” vẫn thường mong chờ cơn mưa mát mẻ vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Tương truyền, cơn mưa đó chính là những giọt nước mắt của chàng chăn bò Hikoboshi và tiên nữ Orihime khi cả hai gặp lại nhau sau một năm dài xa cách.
Câu chuyện tình yêu của Hikoboshi và Orihime có khá nhiều điểm tương đồng của Ngưu Lang và Chức Nữ quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, người ta không chỉ nhắc đến tình yêu của Hikoboshi và Orihime mà còn chào đón một ngày hội với nhiều hoạt động đậm yếu tố bản địa có tên gọi là Tanabata Matsuri.
Tanabata có nguồn gốc từ lễ hội Qixi của Trung Quốc (Ngưu Lang Chức Nữ). Lễ hội kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai vị thần Orihime và Hikoboshi đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang. Hàng năm cứ vào ngày 7/7 tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội sao hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch.
Lễ hội nhắc đến truyền thuyết về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà với một mối tình bị chỉ cắt. Và một năm chỉ có duy nhất ngày 7 tháng 7, hai ngôi sao ở hai đầu dải Ngân hà mới được tương phùng.Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi đi ngang qua, nàng đem lòng si mê. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.
Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.
Bên cạnh câu chuyện “Ngưu Lang - Chức Nữ” trên thì còn có một số tích chuyện khác cũng nói về ngày Lễ Thất tịch Tanabata
Máy kệ là sự kiện cầu mùa thu bội thu đến với thần nước, được tổ chức từ xa xưa ở Nhật Bản. Trong quá khứ, một bộ kimono được dệt bởi một người phụ nữ tên là Tanaki Tsujo đã được dâng lên Chúa. Và chiếc máy dệt dùng để may kimono được gọi là "máy làm kệ".
Máy lên kệ như vậy sẽ được tiến hành vào ngày 7/7 để chuẩn bị chào đón Obon do thời gian trôi qua. Và người ta nói rằng nó đã trở thành bức thư của Tanabata, là năm câu thơ của cùng một ngày.
Takumi là một phong tục của Trung Quốc được giới thiệu vào thời Nara. Takumi, người mong muốn cải thiện nghề may vá, tự nhiên lan truyền khắp cung điện Nhật Bản, và vào đêm Tanabata, lễ hội biến thành lễ hội trong đó phụ nữ cúng dường và cầu nguyện. Và người ta nói rằng ý nghĩa cầu nguyện cho một mối quan hệ tốt đẹp giữa nam và nữ đã được thêm vào trong kiếm thuật được giới thiệu cùng với truyền thuyết về Orihime và Hikoboshi.
Ngày nay, tại “đất nước mặt trời mọc”, ngày lễ Tanabata đã bị biến đổi tùy theo từng vùng miền, xong vẫn mang một đặc điểm chung - là nơi mọi người cầu nguyện và hi vọng lời cầu nguyện sẽ thành hiện thực.
Vào những ngày này, người ta thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ và sau đó treo chúng lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí. Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi sau khi kết thúc. Màu sắc chủ đạo để trang trí phải làm theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng, vàng, trắng, đen. Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
Vào ngày 7 tháng 7 hàng năm, hầu hết các vùng miền của Nhật Bản đều tổ chức lễ hội Tanabata. Trong đó phải kể đến 3 thành phố có lễ hội Tanabata lớn nhất là Sendai (tỉnh Miyagi), Hiratsuka (tỉnh Kanagawa) và Anjou (tỉnh Aichi). Có khoảng 1000-1500 cây tre được sử dụng để trang trí ở Hiratsuka hoặc Sendai. Các thành phố có lễ hội lớn hầu hết đều nằm phía đông nước Nhật, nơi thường xảy ra nhiều thiên tai và đã bị tàn phá nhiều trong chiến tranh.
Tanzaku trong dịp lễ Tanabata là những mảnh giấy hoặc mảnh vải ghi điều ước được treo trên cành tre.
Màu sắc của Tanzaku dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Trung Quốc, gồm 5 màu là đỏ - xanh dương - vàng - trắng - đen. Có ý kiến cho rằng nó tương ứng với kim - mộc - thủy - hỏa - thổ, có ý kiến khác thì cho rằng nó ứng với 5 đức tính của con người nhân (xanh) - lễ (đỏ) - nghĩa (trắng) - trí (đen) - tín (vàng).
Fukinagashi là những cột giấy lớn, tượng trưng cho những sợi chỉ của nữ thần may vá Orihime. Fukinagashi gồm một quả bóng giấy lớn phía trên, xung quanh được đính bằng những dải giấy dài rủ xuống bên dưới. Trên những dải giấy thường sẽ được trang trí bằng các họa tiết, bông hoa, hoặc những vật trang trí khác. Fukinagashi mang ý nghĩa cầu nguyện cho ngành dệt may và thủ công luôn phát triển.
Orizuru là những con hạc giấy được gấp từ giấy origami. Chim hạc đại diện cho sự sống lâu và trường thọ, nên nhiều người sẽ gấp hạc giấy và nối chúng lại bằng sợi chỉ rồi treo lên cành tre hoặc dán lên những sợi giấy trên Fukinagashi với ý muốn cầu chúc cơ thể khỏe mạnh.
Toami là những chiếc lưới đánh bắt cá được làm bằng giấy. Ý nghĩa cũng giống như tên gọi, Toami là một lời cầu nguyện cho ngành thủy sản sẽ luôn bội thu và cũng là lời cảm ơn đến biển cả.
Kinchaku trong tiếng Nhật nghĩa là túi đựng tiền. Trong ngày lễ Tanabata, người Nhật sẽ gấp những chiếc túi đựng tiền giả bằng giấy origami với ý nghĩa cầu mong cho kinh doanh thuận lợi.
Kamiko là những con búp bê giấy mặc áo kimono hoặc chỉ là áo kimono bằng giấy. Kamiko có 2 ý nghĩa, thứ nhất là cầu nguyện cho ngành dệt may phát triển, thứ hai là búp bê Kamiko sẽ thay thế cho con người gánh những thảm họa và bệnh tật.
Kuzukago là những chiếc túi rác bằng giấy, dùng để đựng những vật trang trí trong ngày lễ Tanabata. Kuzukago như một lời nhắn nhủ là chúng ta phải biết tiết kiệm và giữ mọi thứ luôn gọn gàng, ngăn nắp.
Đồ vật trang trí trong dịp lễ Tanabata thường có nhiều kích thước và các trang trí khác nhau, có nơi bạn sẽ thấy các món đồ này ở phiên bản khổng lồ, có nơi chỉ là phiên bản nhỏ treo trên những cành trúc. Nhưng tựu trung, những món đồ trang trí này đều mang ý nghĩa tưởng nhớ thần linh, tổ tiên và cầu mong điều tốt đẹp cho con người.
Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về Tanabata - ngày lễ Thất tịch của người Nhật. Với những bạn du học sinh Nhật Bản, ngày lễ Tanabata sẽ là thời điểm lý tưởng để trải nghiệm và tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của “đất nước mặt trời mọc”.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
Bài viết cùng chủ đề Đất nước Nhật Bản
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/le-hoi-tanabata-matsuri-a60499.html