Ngành tài chính ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking), là một ngành học khá là rộng, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến các giao dịch tiền tệ và kinh doanh liên quan và thông qua ngân hàng.
Nói một cách khác, đây là một hoạt động kinh doanh biệt lập bằng việc thông qua các ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng đó để thực hiện các dịch vụ giao dịch tài chính. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng liên quan đến tài chính như: tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các khoản cước phí trong nước và ngoài quốc tế. Lưu thông và vận hành tiền tệ bao gồm các hoạt động: bảo lãnh, thanh toán, chi trả nội địa và quốc tế.
Tại các trường đại học tuyển sinh ngành Tài chính ngân hàng, mã ngành của ngành này là 7340201. Theo học ngành học này sinh viên sẽ được trang bị tất cả các kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ và các phương pháp quản trị tín dụng,… Hơn thế nữa, ngành Tài chính ngân hàng còn cung cấp cho người học một tầng dày kiến thức về cách quản lý tài chính hiệu quả, quản trị ngân hàng, tiền tệ hiện đại, doanh nghiệp hoặc công ty. Ngoài ra, sinh viên còn được hiểu thêm về các công cụ giúp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả, nắm rõ về mọi quy trình hoạt động tài chính, cách thống kê, kế toán thuế và lĩnh vực bảo hiểm của mọi ngân hàng.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các cơ sở giảng dạy từ THPT trở lên sẽ chỉ được áp dụng tối đa 4 tổ hợp môn cho mỗi ngành học. Vì thế, có rất nhiều trường chỉ tuyển sinh ngành Tài chính ngân hàng 2 khối môn A00 và A01.
Nếu không theo học 1 trong 2 khối nếu trên, vậy thí sinh có còn cơ hội theo học Tài chính ngân hàng hay không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Nắm bắt được nỗi lo lắng của các học sinh cuối cấp chuẩn bị cho một thì thi khó khăn trước mắt, một số trường đã chủ động mở rộng cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh bằng việc bổ sung thêm 1 - 2 tổ hợp môn. Một số trường tuyển sinh ngành Tài chính ngân hàng uy tín sau đây:
Học viện Tài chính xét tuyển với 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Anh, Lý); D01 (Toán, Văn, Anh); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Học viện Ngân hàng xét tuyển với 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Anh, Lý); D01 (Toán, Văn, Anh); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Đại học Ngoại thương xét tuyển với 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Anh, Lý); D01 (Toán, Văn, Anh); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Đại học Kinh tế quốc dân xét tuyển với 4 tổ hợp: A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học); A01 (Toán, Anh, Lý); D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh); D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng với 3 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Tiếng Anh, Vật Lý); D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).
Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh xét tuyển với 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Anh, Lý); D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh) và D90 (Toán, KHTN và Tiếng Anh).
Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh tuyển sinh ngành Tài chính ngân hàng với 4 khối: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Tiếng Anh, Vật Lý); D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh) và D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
Đại học Lạc Hồng xét tuyển với 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Tiếng Anh, Vật Lý); D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh) và C01 (Toán, Văn, Lý).
Đại học Đại Nam xét tuyển với 4 tổ hợp: D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh); A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); C01 (Toán, Vật lý, Ngữ văn); C14 (Toán, Ngữ Văn, Giáo dục công dân).
>> Xem thêm: Các khối thi Đại học và các ngành nghề tương ứng hiện nay
Hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong các phương thức xét tuyển cho học sinh, các trường đại học đã mở rộng thêm nhiều tổ hợp môn thi xét tuyển. Các tổ hợp môn áp dụng xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng bao gồm:
Tổ hợp môn khối A00: Toán, Hóa học, Vật lý
Tổ hợp môn khối A00: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
Tổ hợp môn khối D01: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tiếng Anh
Tổ hợp môn khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Tổ hợp môn khối C01: Toán, Vật lý, Ngữ văn
Tổ hợp môn khối C14: Toán, Ngữ Văn, Giáo dục công dân
Do sự phát triển của ngành Tài chính - Ngân hàng, các trường đào tạo kinh tế hầu như đều đào tạo ngành này. Ngoài ra, những năm trở lại đây cũng do sự linh động trong thay đổi nguyện vọng và phụ thuộc vào số lượng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường là khác nhau nên phổ điểm của ngành Tài chính - Ngân hàng cũng sẽ có nhiều sự khác biệt ở các trường. Dưới đây là điểm chuẩn xét tuyển vào ngành Tài chính Ngân hàng năm 2021 ở một số trường trên các nước để các bạn tham khảo.
Khu vực
Tên trường
Điểm chuẩn 2021
Ghi chú
Miền Bắc
- Học viện Tài chính
- Học viện Ngân hàng
- Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội (CTĐT CLC)
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Công nghiệp
- Đại học Mở
25
26,5
35,75
28,25 (A00)
25,45
24,7
-
-
- Tiếng Anh hệ số 2. Toán 8,6 NV1 - 3.
- Các khối khác giảm 0,5.
-
-
Miền Trung
- ĐH Kinh tế - ĐH Huế
- Đại học Vinh
17
17
-
-
Miền Nam
- ĐH Kinh tế TP.HCM
- ĐH Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Đại Nam
17
25,25
18
34,8
18
-
-
- Điểm xét học bạ.
- A00: Toán hệ số 2. A01, D01, D07 Anh hệ số 2.
-
Với sự linh động trong môi trường học, làm việc tại trường đại học và nơi thực tập, ngành Tài chính Ngân hàng cho thấy được cơ hội làm việc rộng mở. Tùy vào năng lực và sở thích cá nhân, ngành này có vô số cơ hội việc làm. Với những vị trí công việc cùng với đãi ngộ hấp dẫn trên sinh viên tốt nghiệp khoa ngành Tài chính - ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác như:
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,các công ty chứng khoán, cơ quan quản lý trực thuộc Nhà nước về mảng tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác.
- Thực tập và làm việc tại cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, các công ty tài chính và các quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên nhóm kinh doanh của các công ty,...
- Làm việc tại các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, các công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản, các công ty sàn chứng khoán,…
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. - Tư vấn viên tài chính: Người học có cơ hội được trở thành chuyên viên làm việc tại các ngân hàng và nhiều công ty tài chính. Sử dụng kiến thức về kinh tế, tài chính đã được đào tạo tại đại học trước đó để tư vấn cho khách hàng nhằm phục vụ các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn mà doanh nghiệp đề ra trước đó.
- Nhân viên kế toán: Công việc chính của nhân viên kế toán là quản lý chi tiêu, đánh giá và lên kế hoạch chi tiết chi tiêu cho doanh nghiệp của mình.
- Nhân viên kiểm toán: Ở vị trí này bạn sẽ là người kiểm tra, phân tích, đánh giá các thống kê của kế toán để có thể đưa ra được những báo cáo tài chính của doanh nghiệp chi tiết và chuẩn xác nhất.
- Nhân viên ngân hàng: Nhân viên tư vấn tại quầy giao dịch của các ngân hàng. Ngoài công việc tư vấn các dịch vụ về ngân hàng tại quầy giao dịch, các nhân viên của ngân hàng cần phải tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến tài chính, đầu tư phù hợp với nhu cầu khách hàng và phục vụ mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích và giải đáp cho câu hỏi “ngành Ngân Hàng thi khối nào” của nhiều em học sinh. Chúc các em ôn tập thật tốt. Ngoài ra, các em học sinh có thể truy cập ngay web Vuihoc.vn hoặc liên hệ với trung tâm hỗ trợ để có thể nhận thêm bài giảng và chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!
>> Xem thêm: Các ngành hot hiện nay và tương lai có thu nhập cao tại Việt Nam
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/lam-ngan-hang-thi-hoc-nganh-gi-a60071.html