[Lời giải] Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm? Lý thuyết bước sóng (Vật Lý 12)

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ bước sóng chưa? Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm như thế nào? Đây là một trong những chương kiến thức cực kì quan trọng trong chương trình học học vật lý lớp 12 và chiếm rất nhiều điểm số trong bài thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, vậy lý thuyết bước sóng trong Vật Lý 12 là gì? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm nào và lý thuyết bước sóng trong vật lý 12 một cách chi tiết nhất nhé.

1. Câu hỏi: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm?

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Hình ảnh minh họa về bước sóng

2. Lý thuyết bước sóng Vật Lý 12

2.1. Khái niệm lý thuyết bước sóng

Trong Vật Lý 12, bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha hay khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất), hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất định và nó thường được viết tắt bằng chữ Hy Lạp lamda (λ) hay người ta định nghĩa ngắn gọn bước sóng λ là khoảng cách giữa hai phần tử của sóng gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha, bước sóng cũng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kỳ: λ=vT.

Chu kỳ T của sóng theo định nghĩa là thời gian ngắn nhất mà một cấu trúc sóng lặp lại tại một điểm, thời gian này bằng khoảng cách giữa hai cấu trúc lặp lại, bước sóng (λ), chia cho vận tốc lan truyền của sóng, v: Tần số f của...

bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

Các loại bước sóng mà mắt thường có thể nhìn thấy được là: Ánh sáng khả kiến chỉ bao gồm một phần rất nhỏ trong toàn bộ phổ bức xạ điện từ, nhưng nó lại là vùng tần số duy nhất mà mất người có thể phản ứng được, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng λ xác định (tần số f) xác định.

Trong vùng quang phổ mắt thường của con người chỉ có thể nhìn thấy được ánh sáng có các bước sóng nằm trong khoảng từ 380nm đến 700 nm, đồng thời, đây cũng là dải ánh sáng từ tím sang đỏ. Con người có thể quan sát và phản ứng lại sự kích thích tạo ra bởi ánh sáng khả kiến là do mắt người có những đầu dây thần kinh đặc biệt nhạy với vùng tần số này, nhưng các bước sóng khác của phổ điện từ thì mắt thường lại không nhìn thấy được:

Mắt thường có thể nhìn thấy các ánh sáng có bước sóng như sau: Ánh sáng tím : 380nm - 440nm, Ánh sáng chàm: 430nm - 460nm, Ánh sáng lam: 450nm - 510nm, Ánh sáng lục : 500nm - 575nm, Ánh sáng vàng : 570nm - 600nm, Ánh sáng cam : 590nm - 650nm, Ánh sáng đỏ : 640nm - 760nm

Với những bước sóng ngắn, nhỏ hơn 380nm ngoài vùng ánh sáng tím như tia cực tím, tia X, tia Gamma thì mắt người sẽ không nhìn thấy được do năng lượng cao. Ngoài ra, các bước sóng ngắn này sẽ gây hại đến mắt khi nhìn trực tiếp vào chúng, thông thường các bước sóng ngắn thường được ứng dụng phổ biến trong y học như chụp X-quang. Và chúng ta nên chú ý rằng ánh sáng mặt trời có bước sóng từ 0 đến ∞.

2.2. Vai trò của bước sóng trong cuộc sống.

Trên thực tế, bước sóng có vai trò rất lớn đến cuộc sống con người. Cụ thể như công suất khác nhau của mỗi bước sóng có thể ứng dụng cho nhiều công việc khác nhau. Trên thực tế, bước sóng có độ dài khác nhau sẽ có mức công suất khác nhau để dễ dàng thay đổi, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của từng công việc chẳng hạn như sử dụng tia laser với bước sóng có công suất cao 10.6 um hay 355 nm để khắc thủy tinh bởi vật liệu này có độ cứng cao và dễ vỡ, thủy tinh có độ cứng cao nên việc khắc thủy tinh bằng laser cần phải sử dụng tia laser với bước sóng có công suất cao 10.6 um hay 355 nm.

Trong y học phẫu thuật mắt thường sử dụng tia laser Argon (Ar) có công suất thấp với bước sóng 488 nm và 514.5 nm,...Bước sóng ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc mà con người có thể cảm nhận được: các công việc có những đặc trưng riêng như xây dựng, xưởng thì người ta cần nhìn thấy ánh sáng khác của môi trường đẻ có thể dễ dàng hình dung, cân đo, đong đếm sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất. Chẳng hạn như máy đo khoảng cách hay máy cân bằng laser có bước sóng đỏ (630 - 750nm) hay màu xanh lục (490 - 570 nm) giúp các kỹ sự có thể định hướng trong không gian tốt hơn.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm như thế nào và đây sẽ là một trong những nền tảng ôn tập nhanh để các bạn giải các bài tập lý thuyết trong chương học này. Mình hy vọng các bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích về Lý thuyết bước sóng trong môn Vật Lý 12. Hẹn gặp lại mọi người vào các bài viết tiếp theo, chúc các bạn học tập tốt môn Vật Lý 12 nhé.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/buoc-song-la-khoang-cach-a60045.html