Viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV sao cho tinh tế

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng và nhận hồ sơ trực tuyến, vì vậy CV là một hồ sơ đặc biệt cần thiết để giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Để có bước đầu thành công, trước tiên bạn cần chọn một mẫu CV xin việc và học cách viết CV. Ngoài thông tin về mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng, CV của bạn nên làm nổi bật điểm mạnh và điểm yếu của bạn để nhà tuyển dụng có thể thấy điểm nổi bật của bạn so với các ứng viên khác. Bài viết sau của CareerViet sẽ trả lời các câu hỏi của bạn và chỉ cho bạn cách viết điểm mạnh và điểm yếu trong CV mà không cần "làm quá".

Vì sao cần trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV

Với người xin việc

Đầu tiên, thêm điểm mạnh và điểm yếu của riêng bạn từ góc nhìn của người viết CV sẽ giúp lấp đầy khoảng trống nếu CV của bạn khi nội dung chưa đủ một trang. Đây là độ dài lý tưởng cho một mẫu CV xin việc, nhưng nếu bạn mới tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành, việc viết một CV sao cho không quá ngắn là một “thử thách".

Lý do thứ hai để đưa điểm mạnh và điểm yếu vào CV là để giúp ứng viên cung cấp thêm thông tin cho nhà tuyển dụng. Đặc biệt là khi bạn có thể khéo léo liên hệ những đặc điểm này với các yêu cầu, kỹ năng và khả năng cần thiết cho công việc bạn đang ứng tuyển.

Xem thêm: Mẫu CV tiếng Việt, Cách viết CV ấn tượng, chuyên nghiệp, đơn giản

Vì sao cần trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc

Vì sao cần trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, không phải tất cả các ứng viên đều dũng cảm và trung thực liệt kê những điểm yếu của họ trong hồ sơ xin việc. Vì vậy, thêm một chút thông tin này vào CV của bạn, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ rất ấn tượng với bạn!

Nếu bạn đã sẵn sàng và chưa biết bắt đầu từ đâu với một mẫu CV xin việc, tham khảo ngay công cụ CVHay giúp làm CV nhanh, chuyên nghiệp, tùy chỉnh theo “gu" dễ dàng. Đặc biệt còn tải xuống miễn phí và cập nhật việc làm mới phù hợp với CV ứng viên.

Với nhà tuyển dụng

Mặt khác, khi bạn khi liệt kê cả điểm mạnh và điểm yếu trong CV chứ không chỉ điểm mạnh giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn đa chiều hơn. Họ nhận thấy được bạn đang làm tốt điều gì và cần cải thiện những gì. Quan trọng hơn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy sự trung thực và dám đối diện với mặt thiếu sót của bạn thông qua điểm yếu trong CV.

Lý do khác: Nhà tuyển dụng sẽ xác định xem bạn có phù hợp với văn hóa ở đây hay không dựa trên những gì bạn trình bày trong phần này, đặc biệt là những điểm mạnh bạn liệt kê trong CV. Ví dụ, nếu bạn là người “thích khám phá và không ngại thử thách” thì môi trường làm việc agency là dành cho bạn!

Ví dụ các điểm mạnh điểm yếu trong CV

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu về khái niệm điểm mạnh. Điểm mạnh là những thế mạnh của bạn về phẩm chất, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc chuyên môn giúp bạn nổi bật trong cuộc sống hoặc công việc. Mỗi chúng ta đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, điểm mạnh thường bao gồm:

Điểm yếu là những điều mà bạn cho rằng mình không giỏi, hoặc những thói quen mà bạn cho rằng không tốt cho đặc điểm tính cách, cuộc sống hoặc công việc của bạn.

Đây thường là một trong những điều bạn không nên đưa vào CV của mình trừ khi nhà tuyển dụng của bạn yêu cầu, nhưng bạn nên học cách viết những thiếu sót của mình trong CV.

Cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV tinh tế

Hướng dẫn viết điểm mạnh trong CV xin việc

Bạn nên nhấn mạnh những điểm mạnh trong CV xin việc của mình và ưu tiên điểm mạnh của mình hơn điểm yếu để CV của bạn hợp lý và tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Bằng cách thể hiện điểm mạnh của bạn trong CV, bạn có tìm hiểu được nhiều điểm mạnh để đưa vào CV của mình qua internet. Tuy nhiên, do sự khắt khe trong tuyển dụng ngày càng tăng, những điểm mạnh này hiện ít quan trọng hơn.

Vì vậy, để làm cho CV của bạn hiệu quả và ấn tượng hơn, bạn có thể chứng minh những điểm mạnh như sau:

Điểm mạnh công việc: Bạn nên tập trung vào những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình tốt hơn. Ví dụ, vị trí content marketing yêu cầu các điểm mạnh như phong cách linh hoạt và đa dạng cũng như khả năng sử dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh cơ bản.

Điểm mạnh về kỹ năng mềm: Ví dụ: biết lắng nghe, phân tích, giao tiếp tốt. Hoặc bạn có thể quản lý, biết cách sắp xếp công việc, thời gian và cân bằng các yếu tố liên quan.

Điểm mạnh liên quan đến tính cách: Hãy nhớ rằng bạn chỉ nên đề cập đến những tính cách thực sự phù hợp với vị trí. Ví dụ, đối với một nhân viên bán hàng, có thể đánh giá các điểm mạnh về tính cách như hòa đồng, nhiệt tình và đạo đức làm việc.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu CV xin việc viết tay ấn tượng với nhà tuyển dụng

Cách viết điểm mạnh trong CV xin việc

Cách viết điểm mạnh trong CV xin việc (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn viết điểm yếu trong CV xin việc

Tương tự như điểm mạnh của bạn, bạn có thể tham khảo nội dung sau đây để giúp bạn duy trì sự trung thực của mình trong khi điểm yếu của bạn tạo ra sự độc đáo.

Điểm yếu chuyên môn: Ví dụ, bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn không đủ hiểu biết về một số công cụ sẽ giúp ích cho bạn trong công việc, hoặc bạn không có kiến thức chuyên môn sâu… Bạn có thể làm cho những điểm yếu này trở nên thực tế hơn bằng thang chấm điểm thực tế.

Điểm yếu về kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, sự khéo léo trong công việc chưa tốt. Hoặc quá căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn, thiếu tự tin, khả năng tổ chức công việc và thời gian làm việc thiếu hiệu quả…

Đối với điểm yếu về tính cách: Bạn có thể đưa ra điểm yếu như một số trường hợp bạn có thể khá thiếu kiên nhẫn, trong quá trình làm việc bạn có thể hơi nóng giận khi người khác cản trở và ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Xem thêm: Mẫu CV tiếng Anh xin việc chuyên nghiệp chuẩn nhất, mới nhất

Hướng dẫn ứng viên viết điểm yếu trong CV xin việc

Hướng dẫn ứng viên viết điểm yếu trong CV xin việc (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi viết điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc

Cân nhắc sự liên quan đến vị trí công việc

"Trước tiên, về điểm mạnh ghi trong CV", bạn nên tập trung vào việc lựa chọn những ưu điểm của bản thân liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này có thể bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng tin học văn phòng, hoặc năng khiếu. Bằng cách này, bạn có thể giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đối chiếu với các thông tin về "Kinh nghiệm làm việc" và "Kỹ năng" trong hồ sơ xin việc, đánh giá được sự phù hợp của mình với vị trí đó.

Không liệt kê quá nhiều điểm mạnh điểm yếu

Có một điều bạn cần biết khi viết CV xin việc: việc liệt kê quá nhiều ưu điểm sẽ khiến CV trở nên quá lố, trong khi quá nhiều điểm yếu sẽ gây bất lợi cho bạn. Vì thế, tốt nhất là chọn ra 3-5 điểm mạnh nhất và tối đa 3 điểm yếu để ghi trong CV. Tuy nhiên, không nên bỏ qua việc đưa ra những điểm mạnh của bản thân, vì điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Trong khi đó, việc chỉ đưa ra quá nhiều điểm yếu sẽ khiến nhà tuyển dụng có đánh giá tiêu cực về bạn.

Xem thêm: CV là gì? Những điểm cần lưu ý khi viết CV xin việc thành công

Không nên liệt kê quá nhiều điểm mạnh, điểm yếu trong CV

Không nên liệt kê quá nhiều điểm mạnh, điểm yếu trong CV (Nguồn: Internet)

Không nói quá, rập khuôn

Khi ghi các điểm mạnh trong CV, cần chọn từ ngữ khéo léo để tránh gây ấn tượng tự cao tự đại cho nhà tuyển dụng. Nên tránh sử dụng các từ khoa trương như "siêu", "đỉnh", "giỏi", "xuất sắc", "top" vì nó có thể khiến cho CV của bạn trở nên quá khoe khoang.

Ghi ở mục cuối trong CV

Nếu bạn không muốn nhắc đến điểm yếu trong CV, bạn có thể gộp kỹ năng và điểm mạnh vào cùng một mục. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trình bày cả điểm mạnh và điểm yếu trong CV, thì nên tạo một mục riêng để đặt ở cuối trang. Việc này giúp bố cục của hồ sơ xin việc trở nên logic hơn, vì các thông tin quan trọng sẽ được trình bày đầu tiên, còn các thông tin bổ trợ khác sẽ được đặt sau đó.

Xem thêm: Top 15 mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng, cách viết đơn xin việc

Trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV

Trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về điểm mạnh điểm yếu trong CV

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cach-viet-diem-yeu-trong-cv-a58120.html