Bệnh quai bị: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKI Lê Hữu Đồng - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: Khoảng từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200 độ C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560 độ C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.

Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ,...

2. Triệu chứng bệnh quai bị

Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm:

Tuyến nước bọt đau nhức, sưng to

3. Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:

Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù các biến chứng trên xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

4. Biện pháp dự phòng và điều trị quai bị

4.1. Điều trị quai bị

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh:

4.2. Biện pháp dự phòng quai bị

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều cơ quan y khoa ở các nước phát triển đều khuyến cáo đưa vắc xin quai bị vào trong chương trình tiêm chủng để phòng chống bệnh. Hiện nay, vắc xin quai bị thường được phối hợp với vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR) để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai đều nên tiêm phòng quai bị.

Tại Vinmec đang có đầy đủ vắc-xin phòng bệnh quai bị cũng như các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác. Đặt lịch tiêm ngay để chủ động phòng tránh quai bị và các biến chứng có hại cho sức khỏe. Ba mẹ cũng có thể tham khảo gói tiêm chủng toàn diện cho con để phòng ngừa các căn bệnh đã được khuyến cáo.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/bi-la-gi-a58021.html