Người mệnh nào nên trồng cây trúc nhật?

Cây trúc nhật không chỉ góp phần trang trí cho ngôi nhà của bạn, khiến không gian sống thêm phần sang trọng, thanh lịch mà loại cây này cũng được các nhà phong thủy đánh giá cao. Nhiều người trồng nó với mong muốn thu hút tài lộc, cầu may mắn, thuận lợi.

Những người nên trồng cây trúc nhật

Trong phong thủy, cây trúc nhật hợp với những người mệnh Mộc. Màu xanh của lá cây này tương hợp với người mệnh Mộc. Do đó nhiều người thuộc mệnh này mua trồng cây trúc nhật để thu hút tài khí, gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống. Một số người mệnh Mộc còn cẩn thận đặt cây ở hướng Nam, Đông và Đông Nam để công việc làm ăn trở nên suôn sẻ hơn.

Người mệnh Mộc nằm trong số những người nên trồng cây trúc nhật.

Người mệnh Mộc nằm trong số những người nên trồng cây trúc nhật.

Những người mệnh Mộc sinh vào các năm: Nhâm Ngọ (1942), Quý Mùi (1943), Canh Dần (1950), Tân Mão (1951), Mậu Tuất (1958), Kỷ Hợi (1959), Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002) và Quý Mùi (2003).

Đặc điểm cây trúc nhật

Cây trúc nhật thuộc họ nhà tre, tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata, được biết đến với các tên gọi như trúc phất dụ hay phất dụ trúc. Cây có nguồn gốc từ các nước châu Phi, các nước thuộc vùng nhiệt đới Trung Mỹ và miền Nam của châu Á.

Cây trúc nhật thường mọc thành bụi và có nhiều nhánh nhỏ, các nhánh vươn thẳng đứng. Mỗi cây cao khoảng 0,5-1m, thân cây chia thành từng đốt tương tự như đốt tre. Lá cây có dạng hình thoi, thuôn dài và nhọn ở hai đầu, gần giống với lá tre nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Lá cây trúc nhật có nhiều loại như lá xanh, lá đốm hay lá sọc.

Cây trúc nhật có tác dụng điều hòa và thanh lọc không khí.

Cây trúc nhật có tác dụng điều hòa và thanh lọc không khí.

Hoa cây trúc nhật có màu trắng tinh khôi, mọc thành từng chùm dài. Những cánh hoa chụm lại ở đỉnh, cuống chung vươn ra. Khi hoa tàn, những quả non nhỏ màu xanh, da nhẵn bóng sẽ xuất hiện.

Ngoài tác dụng trang trí và phong thủy, cây này còn góp phần điều hòa, thanh lọc không khí, giúp bạn có cảm giác thoải mái, mát mẻ hơn.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây trúc nhật

Với dáng cao ráo, mảnh mai, trong phong thủy, cây trúc nhật là biểu tượng cho sự ngay thẳng, bản lĩnh nhưng không kém phần thanh nhã, mềm mại của người quân tử. Cây thường được trồng trong chậu sứ tráng men trắng nhằm tôn lên vẻ đẹp, khẳng định lối sống thanh cao của người quân tử.

Trúc nhật có sức sống mãnh liệt, có thể xanh tốt quanh năm trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Chính vì thế, cây trúc nhật cũng là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, dám đương đầu với mọi khó khăn của con người.

Trong phong thuỷ, cây trúc nhật thể hiện sự ngay thẳng, thanh cao.

Trong phong thuỷ, cây trúc nhật thể hiện sự ngay thẳng, thanh cao.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, chữ “trúc” gần âm với “chúc” mang ý nghĩa chúc phúc cho mọi điều tốt đẹp. Vì thế theo họ, việc trồng cây trúc nhật trong sân nhà sẽ mang đến may mắn và xua đuổi điềm dữ, giúp cả nhà luôn vui vẻ, hòa thuận.

Cách chăm sóc cây trúc nhật

Trúc nhật là loài cây ưa bóng mát, do đó bạn nên đặt nó ở nơi có ánh sáng nhẹ, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vì điều này sẽ làm cháy hoặc chết lá cây. Bạn cũng có thể tắm nắng cho cây vào buổi sáng hoặc chiều mát.

Bạn cần lưu ý tưới cho cây một lượng nước vừa phải. tránh tưới quá nhiều khiến cây bị úng, thối rễ.

Trúc nhật là loài cây dễ chăm sóc.

Trúc nhật là loài cây dễ chăm sóc.

Mỗi tháng một lần, bạn nên bổ sung phân vi sinh, phân hữu cơ cho cây. Khi thấy cây bị rụng lá, khô héo, bạn cần chăm sóc kỹ hơn để nó có điều kiện phục hồi.

Bệnh phấn trắng là bệnh thường gặp ở loài cây này. Khi phát hiện bệnh, bạn hãy dùng khăn thấm cồn lau sạch hết phấn. Nếu cây có sâu, bạn nên đưa cây ra ngoài phun thuốc trừ sâu.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cay-truc-nhat-trong-trong-nha-a55544.html