Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?

Thuyết minh là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

XEM THÊM: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Thuyết minh là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay khi người trình bày muốn cung cấp thông tin đến người đọc, người nghe. Thuyết minh mang những đặc điểm khác biệt so với các hình thức văn học khác,

Trong bài viết Thuyết minh là gì? Tổng đài 091 6655 698 sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề nói trên tới Quí vị.

Thuyết minh là gì?

Thuyết minh là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Thuyết minh ở dạng nói thường dùng trong các trường hợp giải thích các vấn đề đã nêu sẵn trước đó hoặc sử dụng lời thoại dịch các ngoại ngữ với mục đích cho người xem hiểu được nội dung và tình huống đã xảy ra trước đó.

Thuyết minh dạng văn bản là một trong những kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vựa của đời sống.

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản thông dụng trong đời sống cung cấp những tri thức, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của một sự vật hiện tượng nhất định.

Mục đích của văn thuyết minh

- Mục đích của văn bản thuyết minh nhằm cung cấp tri thức khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề,… được chọn làm đối tượng để thuyết minh.

- Các phương pháp thuyết minh thường dùng đó là: nêu định nghĩa, giải thích, phân loại, so sánh, nêu số liệu, ví dụ, biểu đồ liên quan,…

Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?
Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?

Đặc điểm của văn bản thuyết minh?

Văn bản thuyết minh có những đặc điếm sau:

Thứ nhất: Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật trong đời sống thực

Từ những vấn đề đã nêu ra, người trình cung cấp thêm những thông tin khách quan nhất cho người nghe, người đọc nhằm mục đích hiểu rõ thêm về các vấn đề,, sự vật trong tình huống đời sống gặp phải.

Từ những vấn đề nêu ra, có thể người đọc, người nghe chưa thực sự hiểu được hết vấn đề, người trình bày sẽ dựa vào khả năng nói hoặc viết của mình để người đọc người nghe hiểu được và được thuyết phục bởi vấn đề đã nêu trước đó.

Thứ hai: Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rộng rãi

Trong tất cả các vấn đề, lĩnh vựa của đời sống hiện tại, văn bản thuyết minh đều được sử dụng rộng rãi. Bởi tác dụng đạt hiệu quả cao, cách thực hiện rộng rãi không nhất thiết phải mang tính hàn lâm mới có thể thực hiện được.

XEM THÊM: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Tp Hồ Chí Minh

Thứ ba: Văn bản thuyết minh có cách trình bày rõ ràng, chính xác, cô động , chặt chẽ và sinh động

Khi thuyết minh một vấn đề nhất định, cũng như các cách trình bày khác văn bản thuyết minh cần được trình bày rõ ràng, chính xác, cô động, chặt chữ và sinh động.Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để văn bản thuyết minh đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, người viết văn bản thuyết minh cũng cần phải ghi điểm, truyền cảm hứng cho đối phương, tạo nên sự hấp dẫn riêng của văn bản. Vì thế nên chúng ta cũng có thể thấy người viết đưa vào câu truyện để kể. Đôi khi chúng ta đi vào các viện bảo tồn, các hướng dẫn viên du lịch sẽ thuyết minh về lịch sử dân tộc địa danh cụ thể, chiến tích.

Phần tiếp theo của bài viết Thuyết minh là gì? Tổng đài 1900 6557 của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các Phương pháp thuyết minh tới Quí vị.

Phương pháp thuyết minh là gì?

Phương pháp thuyết minh là phương pháp được người trình bày sử dụng nhằm diễn đạt một cách hiệu quả nhất thông tin cần thuyết minh cho người đọc, người nghe.

Có những phương pháp thuyết minh sau:

Thứ nhất: Phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích

Thứ hai: Phương pháp liệt kê

Thứ ba: Phương pháp nêu ví dụ

Thứ tư: Phương pháp so sánh

Thứ năm: Phương pháp phân loại, phân tích

Khi thuyết minh người trình bày phải dựa vào tình huống thực tế, các thông tin đã có để có thể lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp nhất nhằm truyền đạt những thông tin hữu ích đến người đọc và người nghe.

Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Thuyết minh là gì? Nếu Quý vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 091 6655 698

Các dạng đề bài

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Đề: Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Trả lời:

Yếu tố thuyết minh:

Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

Trả lời:

* Mở bài:

Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.

* Thân bài:

- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu

VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg…

- Vai trò, lợi ích của con trâu:

• Trong đời sống vật chất:

+ Là tài sản lớn của người nông dân.

+ Là công cụ lao động quan trọng.

+ Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón…

• Trong đời sống tinh thần:

+ Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.

+ Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám ( hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang)…, hội đâm trâu (Tây Nguyên)…)

* Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.

Các yếu tố đan xen của phương thức biểu đạt khác:

4.1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:

Để bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn hơn thì chúng ta có thể sử dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật. Một số biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn bản thuyết minh là: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè và diễn ca,…

Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

XEM THÊM: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh ở Hà Nội

4.2. Sử dụng yếu tố miêu tả:

Yếu tố miêu tả là những yếu tố của hiện thực khách quan trong đời sống. Chúng có hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, hình khối, hương vị,… rất cụ thể mà giác quan con người có thể cảm nhận được. Yếu tố miêu tả thường được sử dụng trong văn bản nghệ thuật để xây dựng hình tượng nghệ thuật.

Để một bài văn thuyết minh cụ thể sinh động hơn thì việc kết hợp và sử dụng yếu tố miêu tả là vô cùng cần thiết. Nó có tác dụng làm cho đối tượng cần thuyết minh được nổi bật, ấn tượng.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần phải ghi nhớ khi áp dùng vào làm một bài văn thuyết minh, chúc các bạn sẽ có cho mình những bài văn hay cho mình!

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/the-nao-la-thuyet-minh-a55051.html