2. Nhóm nhạc khí dây gảy hoặc kéo dây:
- Đàn Bản: còn gọi là đàn Nhật, du nhập từ Trung Hoa.
- Đàn Bầu: còn gọi là đàn Độc huyền là loại đàn một dây của Dân tộc Việt và một số Dân tộc khác như Mường (Tàn Máng), dân tộc Chăm (Rabap Katoh). Với âm thanh mềm mại, ngọt ngào và sâu lắng đàn Bầu thường đượ sử dụng để độc tấu, đệm cho ngâm thơ, tham gia trong Ban nhạc Tài tử, Ban nhạc Xẩm. Gần đây, đàn Bầu tham gia trong dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp, Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Cải lương. Đặc biệt đã có tác phẩm viết cho Đàn Bầu độc tấu cùng với Dàn nhạc Giao hưởng.
- Đàn bảy dây: còn gọi là thất huyền cầm.
- Đàn chính dây: còn gọi là cửu huyền cầm.
- Đàn Đáy: còn có tên gọi là Đới cầm. Đàn Đáy có dọc đàn (cần đàn) rất dài, có phím cao, có thể tháo ráp để di chuyển đượ vì cần đàn Đáy rời xa với thùng đàn, thùng đàn có 1 lỗ để cắm cần đàn vào trong thùng với một miếng tre để nêm chặt giữa cần đàn và thùng đàn. Đàn Đáy là một nhạc khí dâu gảy độc đáo của dân tộc Việt Nam.
- Đàn Gáo: còn có tên gọi là đàn Hồ là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) phát triển từ đàn Nhị, gồm hai dây kết từ các sợi đuôi ngựa quyện dính với nhựa cây linh sam. Đàn Gáo ở miền Nam người ta lấy nửa nửa gáo dừa to, bịt mặt gỗ làm bầu đàn nên gọi là đàn Gáo.
- Đàn Nguyệt: Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy của dân tộc Việt còn gọi là đàn Kìm, đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm nên gọi là đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt thường được sử dụng trong hát Chèo, hát Chầu Văn, Ca Huế, các dàn nhạc Tài tử và Cải lương.
- Đàn Nhị: là nhạc khí dây kéo (bằng cung vĩ) có ở Việt Nam hàng ngàn năm nay. Đàn Nhị còn có tên gọi là đàn Cò, là nhạc khí phổ biến của dân tộc Việt và nhiều dân tộc khác như dân tộc Mường, Tày, Thái, Giê Triêng, Khmer…
- Đàn sến: là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), thường được sử dụng trong dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải lương.
- Đàn Tam: Đàn Tam là nhạc khí dây gảy của người Việt. Đàn được mắc 3 dây nên gọi là Đàn Tam. Đàn Tam hiện nay có cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn (âm trầm). Đàn Tam cỡ nhỏ và cỡ vừa có thể đánh giai điệu và hòa âm, đàn Tam có thể diễn tấu các bản nhạc có tốc độ nhanh, đánh láy đầu, láy đuôi hoặc biến tấu. Về âm lượng đàn Tam có thể vang bằng hai đàn dây gảy khác, loại Tam cỡ lớn có thể tăng thêm âm trầm cho dàn nhạc.
- Đàn Tranh: Đàn Tranh còn gọi là đàn Thập lục, là nhạc khí dây gảy phổ biến trong kho tàng nhạc cụ dân tộc Việt. Theo sách Lê Qúy Đôn, đàn Tranh có từ đời Trần vào khoảng thế kỷ XII - XIII.
Đàn Tranh là nhạc khí dây gảy loại không có dọc (cần đàn), đàn Tranh rất phổ biến tại Việt Nam và một số nước Châu Á. Đàn Tranh được gia nhập vào Việt Nam và trở thành một nhạc khí trong hệ nhạc khí dân tộc, có nhiều tác giả cho rằng đàn Tranh được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc với tên gọi ban đầu là cây Zeng
- Đàn Tỳ Bà: là nhạc khí dây gảy rất phổ biến tại Việt Nam. Đàn Tỳ Bà thường để độc tấu các tác phẩm nhạc cổ truyền, khả năng độc tấu của đàn Tỳ Bà rất phong phú, Tỳ Bà còn là thành viên của nhiều dàn nhạc.
- 3. Nhóm nhạc khí thổi hơi:
- Kèn dăm: có nguồn du nhập từ Trung Hoa nhưng lại có nguồn gốc từ Iran. Kèn dăm có âm thanh rền rĩ, được sử dụng cho dàn nhạc đại hòa tấu của triều đình, lễ hội và đám tang.
- Khèn: nhạc khí của các dân tộc thiểu số sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn. Khèn gồm có nhiều ống tre dài ngắn đủ cỡ, nối chung với nhau bởi một bầu rỗng có miệng để nhạc công thổi.
- Ống sáo quản: làm bằng ống trúc, có 8 lỗ.
- Ống địch:có 7 lỗ, được làm bằng ống trúc.
- Ống tiêu: là nhạc khí thổi dọc trung âm không đáy của dân tộc Việt và một số dân tộc như Mường, Thái, Ê đê, Vân Kiều. Tiêu làm bằng ống nứa rỗng hai đầu, đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 45cm. Người ta khoét hai bên gờ miệng ống một lỗ hình bán nguyệt để thổi. Tiêu có 6 lỗ bấm hình tròn nằm dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới. Màu âm của Tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình phù hợp với tình cảm sâu lắng, êm dịu.
- Ống sáo diều: một loại còi làm bằng ống trúc, gắn vào các diều to như diều trái xoan, diều lá đa và diều cóc, thả lên vào những ngày Tết và lễ hội trong làng.
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể. Nhiều thể loại âm nhạc cổ truyền của ta thực ra có nguồn gốc từ các quốc gia lân cận như Trung Hoa và Chiêm Thành. Thậm chí còn đến từ Ấn Độ, qua công cuộc truyền bá Phật giáo bắt đầu từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất. Âm nhạc Việt còn góp nhặt tinh hoa từ các nền âm nhạc của các bộ tộc thiểu số sống dọc theo dãy Trường Sơn. Nền âm nhạc cổ truyền của nước ta có khuynh hướng đón nhận tinh hoa các nền âm nhạc khác, trong chiều hướng chọn lọc cho thích hợp nhu cầu tâm linh không những cho con người, mà còn làm khuây khỏa các đấng thần linh. Mỗi khi có dịp xem lại những bước phát triển của âm nhạc Việt, bất kỳ ở thể loại nào, thời nào, ai cũng có thể thấy được khát vọng của người xưa trong nỗ lực đi tìm những gì rất Việt Nam cho âm nhạc cổ truyền của nước ta. Từ lối hát tuồng với sân khấu trên cạn biến thành múa rối với sân khấu trên nước vào đời nhà Lý; từ việc sử dụng trống Đông Sơn cho dàn nhạc đại hòa tấu của triều đình nhà Lê, người xưa đã có những sáng tạo cần thiết để đồng hóa những gì vay mượn của người trở thành của riêng của mình. Tương tự như vậy, âm nhạc Phật giáo Việt Nam tuy đến từ Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng lại có sự cải tiến cho thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Vũ điệu ‘Lục cúng’ do các tu sĩ Ấn Độ truyền dạy từ thuở xa xưa, nhưng với sự hoàn chỉnh của Đào Duy Từ, vũ điệu này được sử dụng vào các dịp khánh tiết, và hiện là một biểu tượng đầy tự hào của âm nhạc triều đình Huế. Vào cuối thế kỷ 18, võ nhạc Tây Sơn hình thành bên cạnh sự lớn mạnh của quân đội Tây Sơn, cho thấy khả năng sáng tạo nghệ thuật cao độ của âm nhạc Việt. Mặc dù du nhập từ Trung Hoa gần hai thiên kỷ, âm nhạc sáo diều của nước ta lại có các đặc tính riêng, cả về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Điều này cho thấy tổ tiên chúng ta có nhiều nỗ lực và sáng kiến trong việc phục vụ con người và trong một số trường hợp, cho cả thần thánh nữa.
Với bài viết trên, TẠ THÂM hy vọng chúng ta sẽ yêu hơn những giá trị âm nhạc truyền thống mà ông cha ta để lại, và có những đóng góp tích cực để góp phần giữ gìn và phát triển nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
+ Cuốn: “Nhạc khí dân tộc Việt”
+ Bài: “Âm nhạc cổ truyền Việt Nam” - GS.Nguyễn Kỳ Hưng
https://petruspaulusthong.wordpress.com/van-hoa-vi%E1%BB%87t-nam/am-nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%95-truy%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87t-nam/