Cổ tử cung là gì? Cấu tạo, vị trí và chức năng

Cổ tử cung đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sinh lý và quá trình sinh nở ở người phụ nữ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đáng lo ngại tại cổ tử cung là sự gia tăng và trẻ hóa bệnh ung thư cổ tử cung với số ca bệnh, ca tử vong chỉ đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú. Ngoài ra còn các bệnh lý khác như viêm, loạn sản cổ tử cung… đã và đang đe dọa sức khỏe chị em cũng cần được quan tâm đúng mức.

cổ tử cung là gì

Nắm rõ cấu tạo, vị trí và chức năng của cổ tử cung là điều vô cùng cần thiết giúp chị em có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ chia sẻ tổng quan về cơ quan này giúp chị em hiểu rõ.

Cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là cơ quan nối âm đạo và tử cung, được ví như cửa ngõ cho phép tinh trùng di chuyển vào trong tử cung. Khi mang thai, cổ tử cung sẽ mở rộng và mỏng đi, báo hiệu bắt đầu một thai kỳ. Đến giai đoạn sinh nở, cổ tử cung cho phép thai nhi rời khỏi tử cung, đi qua âm đạo (ống sinh) và chào đời. Sau sinh nở, cổ tử cung nhanh chóng phục hồi trở lại trạng thái ban đầu.

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, đây được xem là bức tường phòng thủ đầu tiên giúp chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đồng thời, đây chính là cơ quan giúp phát hiện những tế bào bất thường cảnh báo căn bệnh ung thư cổ tử cung. (1)

“Tiêm phòng vắc xin ngừa virus HPV và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ là bộ đôi giúp tầm soát, dự phòng căn bệnh ung thư hiệu quả”, bác sĩ Mai Ngân khuyến cáo.

Cổ tử cung nằm ở đâu?

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, cổ tử cung là cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới, nằm bên trong khoang chậu, là kênh nhỏ nối từ đáy tử cung đến phần trên cùng của âm đạo. Cổ tử cung có hình dạng giống như miệng cá với đường kính khoảng 2-4cm. (2)

hệ thống cơ quan sinh dục của nữ giới
Vị trí của cổ tử cung trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới

Cấu tạo của cổ tử cung

Cổ tử cung là một lỗ có kích thước khá nhỏ, và kích thước này sẽ thay đổi theo những thay đổi của cơ thể vào những giai đoạn nhất định, chẳng hạn như ngày rụng trứng, những ngày hành kinh, khi mang thai hoặc trong quá trình sinh nở mà cổ tử cung sẽ giãn rộng hơn khoảng 2-10cm.

Cấu tạo cổ tử cung gồm: (3)

cấu tạo cổ tử cung
Cấu tạo cổ tử cung

Bác sĩ Mai Ngân chia sẻ, ở bé gái chưa dậy thì, đường tiếp hợp gai - trụ sẽ nằm đúng vị trí ngay lỗ ngoài cổ tử cung. Bước vào độ tuổi hoạt động sinh dục, tuyến cổ trong sẽ lan dần xuống cổ ngoài tạo ra vùng lộ tuyến cổ tử cung và đẩy đường tiếp hợp gai - trụ ra xa khỏi lỗ ngoài.

Bên trong vùng lộ tuyến, lớp biểu mô trụ đơn sẽ chuyển sản gai thành biểu mô tầng. Vùng lộ tuyến được gọi là vùng chuyển dạng và hình thành một đường tiếp hợp gai - trụ mới ở vị trí ban đầu. Sang độ tuổi mãn kinh, bởi tình trạng teo niêm mạc mà đường tiếp hợp gai - trụ cùng với vùng chuyển tiếp sẽ tụt sâu trở lại vào bên trong kênh cổ tử cung.

Chức năng và vai trò

Cổ tử cung đóng vai trò quan trọng đối với sinh lý và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Một phần niêm mạc chứa các tuyến tiết chất nhầy. Trong thời gian kinh nguyệt và trong thai kỳ, chất nhầy có dạng đặc như một nút nhầy cổ tử cung, giữ vai trò ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào bên trong tử cung. Ngoài ra, nút nhầy này còn giúp bảo vệ tử cung và hệ thống cơ quan sinh dục bên trong không bị vi khuẩn gây hại. (4)

Khi cơ thể phụ nữ rụng trứng, nút nhầy này sẽ thay đổi, trở nên lỏng hơn và mỏng hơn để cho phép tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung đi vào tử cung, tới ống dẫn trứng để thụ thai.

Trong thai kỳ, cổ tử cung tiết ra một chất nhầy bịt kín lối vào tử cung. Điều này giúp bảo vệ sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ bằng cách ngăn vi khuẩn, tạp khuẩn có hại xâm nhập qua cổ tử cung đi vào gây hại cho thai nhi.

Đến khi sinh nở, nút nhầy sẽ tan ra và cổ tử cung sẽ giãn rộng hơn, tạo điều kiện cho thai nhi di chuyển qua cổ tử cung đến âm đạo (ống sinh) và chào đời.

Ngoại trừ khi mang thai hoặc tuổi mãn kinh, hàng tháng niêm mạc tử cung sẽ bong ra hình thành kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt sẽ đi từ tử cung, qua cổ tử cung trước khi ra khỏi âm đạo.

độ xóa mở trong chuyển dạ
Chức năng của cổ tử cung trong quá trình sinh nở

Những bệnh lý phổ biến ở cổ tử cung

Là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với nhiều mầm bệnh nên cổ tử cung có nguy cơ rơi vào tình huống các bệnh lý, trong đó thường gặp nhất là:

Trong thai kỳ, chị em có nguy cơ mắc phải các bệnh lý như:

Triệu chứng nhận biết cổ tử cung đang có bất thường

Vùng kín xuất hiện những triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu báo động các bệnh lý cổ tử cung kể trên. Vì thế, bác sĩ Mai Ngân khuyến cáo chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu sau:

Đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường là cách giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh lý cổ tử cung

Cách chăm sóc và bảo vệ cổ tử cung khỏe mạnh

Để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm xảy ra tại cổ tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

box bác sĩ mai ngân
BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẽ chăm sóc sức khỏe chị em tốt nhất

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, máy xét nghiệm giúp tầm soát phát hiện sớm những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả bệnh lý, bảo vệ sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Để đặt hẹn khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về cổ tử cung. Khuyến cáo chị em cần có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cổ tử cung để tránh những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/tu-cung-cach-cua-minh-bao-nhieu-a54772.html