Kiến thức cơ bản Hóa học 10

Đề góp phần giúp các em ôn tập có hệ thống các kiến thức cơ bản hóa 10, chuyên sâu, luyện thi học kì, luyện thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao. VnDoc xin giới thiệu tài liệu Kiến thức cơ bản Hóa học 10, bao gồm nội dung kiến thức giáo khoa cơ bản và hướng dẫn giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Giúp các bạn ôn tập nắm chắc kiến thức hóa học 10 làm tiền đề cho các lớp trên cũng như hệ thống lại kiến thức một cách tốt nhất.

>> Hiện tại đã có bộ sách giáo khoa Hóa 10 mới với 3 đầu sách: Cánh diều, Kết nối tri thức và cuộc sống, Chân trời sáng tạo. Tùy thuộc vào từng địa phương cũng như trường học có bộ sách học khác nhau. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải chi tiết bài tập, cũng như bộ câu hỏi củng cố theo bài tại:

A. Phần tóm tắt lý thuyết

CHƯƠNG 1. NGUYÊN TỬ

I. Nguyên tử

Electron:

me = 9,1094.10-31 kg

qe = -1,602.10-19 C kí hiệu là - e qui ước bằng 1-

Proton mang điện tích + : Kí hiệu P

m = 1,6726.10-27 kg

q = +1,602.10-19 C kí hiệu eo, qui ước 1+

Nơtron: Không mang điện, khối lượng gần bằng P

Kích thước : 1A = 10-10 m = 10-8 cm

1nm = 10-9 m; 1nm = 10A. Đơn vị tính A thường dùng nm.

Khối lượng:

Khối lượng của nguyên tử tính bằng U

1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon-12

1u = 19,9265.10-27 kg/12 = 1,6605.10-27 kg

Ví dụ Na có Z = 11+ => Na có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11p, 1e.

Số khối:

A= Z + N

Nguyên tử khối = P + N

Ô số nguyên tố : Số thứ tự của ô bằng với số hiệu của nguyên tử

Chu kỳ: Chu kỳ nhỏ (1,2,3); chu kỳ lớn (4,5,6,7). Là dãy các nguyên tố có cùng lớp e được xết theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của các chu kỳ trùng với số lớp e của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.

Nhóm nguyên tố: s,p,d,f.

Để tải chi tiết bản tổng hợp kiến thức Hóa học lớp 10, các em có thể vào Tài liệu tổng hợp kiến thức Hóa học 10 đầy đủ nhất để tải về.

II. Các dạng bài tập theo chủ đề - Phần bài tập

Các dạng bài tập được chia theo các chủ đề

Chủ để 1. Thành phần nguyên tử

Chủ đề 2. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học - Đồng vị

Chủ đề 3. Cấu tạo vỏ nguyên tử

Chủ đề 4. Cấu hình electron của nguyên tử

Sau khi đã nắm chắc tất cả các phần lý thuyết trong tâm trong sách giáo khoa, các em cần hệ thống dạng bài tập thường gặp.Các dạng bài tập hay xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi cuối kì và bài thi đại học. Hãy đi từ những dạng bài cơ bản trước.

III. Các dạng bài Hóa học hay gặp

Chương nguyên tử:

CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

I. Tóm tắt lý thuyết chương

II. Các dạng bài tập theo chủ đề

Chủ đề 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố

Chủ đề 2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Chủ đề 3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học - Định luật bảo toàn khối lượng

Chủ đề 4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố

Dưới đây là một số hình ảnh về bộ tài liệu, mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới để tham khảo toàn bộ cuốn sách tài liệu.

Kiến thức cơ bản Hóa học 10Kiến thức cơ bản Hóa học 10Kiến thức cơ bản Hóa học 10Kiến thức cơ bản Hóa học 10

Bài 2. Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử sắt lần lượt là 0,128 nm và 56 g/mol. Tính khối lượng riêng của sắt, biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử sắt chiếm 74% thể tích, còn lại là phần rỗng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

0,128 nm = 1,28.10-8 cm

Khối lượng của một nguyên tử sắt: mFe = 56/6,02.1023 gam

Thể tích một nguyên tử sắt: V = 4/3 π(1,28.10-8)3 cm3

=> d = m/V = 10,59 d/cm3

Vì sắt chỉ chiếm 74% thể tích trong tinh thể, nên khối lượng riêng đúng của sắt: d' = 10,59 .74/100 = 7,84 g/cm3

Bài 3. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử canxi biết thể tích của 1 mol canxi tính bằng 25,87 cm3. (Cho biết: Trong tinh thể, các nguyên tử canxi chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là khe trống).

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chương 4 hóa 10

CHỦ ĐỀ 2

HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - ĐỒNG VỊ

A. BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1. a. Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 12C chiếm 98,89% và 13C chiếm 1,11%. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Công thức áp dụng: (overline A=frac{a.X+b.Y}{100}) với a là phần trăm số nguyên tử đồng vị X và b là phần trăm số nguyên tử đồng vị Y.

Áp dụng vào bài: (overline A=frac{98,89.12+1,11.13}{100}=12,0111)

b. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố kali biết rằng trong tự nhiên thành phần % các đồng vị của kali là: 93,258% 39K; 0,012% 40K và 6,730% 41K.

Bài 2. Hãy xác định số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nowtron, nguyên tử khối của các nguyên tử thuộc các nguyên tố sau: 7Li, 19F, 24Mg, 40Ca

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

39,13484u.

Ta có kết quả sau:

Li199F2412Mg4020CaSố đơn vị vị điện tích hạt nhân391220Số proton391220Số nơtron4101220Số electron391220Nguyên tử khối7u19u24u40u

Bài 3. Đồng có hai đồng vị bên 6529Cu và 6329Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng 63,54. Tính thành phần phần trăm của mỗi đồng vị.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cách 1: Gọi x là % của 65Cu thì (100 - x) là % của 63Cu

=> (frac{65x+63.(100-x)}{100}=63,54=>x;=;27)

Vậy 65Cu chiếm 27% và 63Cu chiếm 73%

Cách 2: Gọi x, y lần lượt là % đồng vị 63Cu và 65Cu

Ta có:

(left{begin{array}{l}x+y=163x+65y=63,54end{array}right.)

Giải ra ta được x = 0,73 hay 73%; y = 0,27 hay 27%

Bài 4: Hidro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 21H trong 1ml nước cho rằng trong nước chỉ có đồng vị 11H và 21H)?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi x là % của đồng vị 1H thì (100 - x) là % của đồng vị 2H

(frac{1.x+2(100-x)}{100}=1,008)=> x = 99,22. Vậy 2H chiếm 0,8%

Vì nước D = 1g/ml nên 1ml nước 1g tức chứa 1/18 mol nước hay 1023/18 = 0,33.1023 phân từ H2O => Số nguyên tử H trong 1ml nước = 0,66.1021

=> Số nguyên tử 2H trong 1ml nước = 0,66.1023.0,8/100 = 5,3.1020

Bài 5. Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 10,4%18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi có 1 nguyên tử 17O, mà % nguyên tử của 17O = 0,039%

⇒ Số nguyên tử O = 1 : 0,039% = 2564 nguyên tử

99,757% 16O ⇒ Số nguyên tử 16O = 99,757% . 2564 = 2558 nguyên tử

0,204% 18O ⇒ Số nguyên tử 18O = 0,204% . 2564 = 5 nguyên tử

Bài 6. Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị: 99,6% 40Ar; 0,063% Ar; 0,337% 36Ar. Tính thể tích của 10g Ar ở điều kiện điều chuẩn.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Số khối

({overline A}_{Ar}=frac{(99,6.40+0,063.38+0,337.36)}{100}=39,985)

=> (n_{Ar};=frac{10}{39,985}=0,25mol)

=>V = 0,25.22,4 = 5,6L

Bài 7. a. Hãy tính khối lượng (gam) của nguyên tử nito (gồm 7 proton, 7 notron, 7 electron)

b. Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nito với khối lượng của toàn nguyên tử.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

me = 9,1.10−31 kg = 9,1.10−28 g

mp = 1,67.10−27 kg = 1,67.10−24 g

mn = 1,675.10−27 kg = 1,675.10−24 g

a)

Tổng khối lượng của electron:

7 x 9,1.10 -28 = 63,7.10 -28 g

Tổng khối lượng của proton :

7 x 1,67.10 -24 = 11,69.10 -24 g

Tổng khối lượng của nơtron :

7 x 1,675.10 -24 = 11,72.10-24 g

Khối lượng của nguyên tử nitơ là: 23,42.10 -24 g.

b) (frac{63,7.10^{-28}}{23,42.10^{-24}}.100%approx0,027%)

Bài 8. Căn cứ vào đâu mà người ta biết chắc chắn rằng giữa nguyên tố hidro (Z=1) và nguyên tố urani (Z = 92) chỉ có 90 nguyên tố.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Từ H có z = 1, urani có z = 92 có tất cả 92 nguyên tố vì số hiệu của các ô trong bảng tuần hoàn là một dãy số tự nhiên và không có ô trông giữa các số thứ tự. Vậy trừ H và urani chỉ còn 90 nguyên tố ở khoảng giữa 2 nguyên tố.

B. Bài tập luyện thi

Bài 1. Hãy cho biết mối liên hệ giữa proton, số đơn vị diện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. Giải thích và cho thí dụ.

Trong nguyên tử ta luôn có:

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.

VD: 37Li có số đơn vị điện tích hạt nhân là 3, số proton 3 và số eclectron cũng là 3

Thí dụ 2: Nguyên tử 8O có 8p => có 8e, Z+ = 8 (+)

Bài 2. Cách tính số khối của hạt nhân như thế nào? Nói số khối bằng nguyên tử khối có đúng không? Tại Sao

Đáp án hướng dẫn giải

Cách tính số khối hạt nhân: A = Z + N

Hạt nhân gồm các hạt proton và các hạt nơtron. Hạt nhân có Z proton thì có điện tích Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

Khối lượng nguyên tử bằng tổng số khối lượng proton, notron và electron, vì khối lượng electron rất nhỏ nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo!

Đây là Kiến thức cơ bản Hóa học 10 được VnDoc biên tập lại, giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản Hóa học 10. Nội dung tài liệu tóm tắt lý thuyết Hóa 10, các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Giúp các bạn ôn tập, luyện tập, củng cố kiến thức một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn học tập tốt.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Kiến thức cơ bản Hóa học 10 tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10,... Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/kien-thuc-hoa-10-a54728.html