Khám phá những quốc gia đặc biệt trên thế giới có tới 2, 3 thủ đô

Theo những gì giáo sư David Gordon viết trong phần giới thiệu về cuốn sách Planning Twentieth Century Capital Cities (Quy hoạch các thủ đô trên thế giới trong thế kỷ 20) thì vào những năm 1900, chỉ có khoảng 40 quốc gia trên thế giới có thủ đô. Đến năm 2000, con số này tăng lên hơn 200, khi có nhiều quốc gia mới được hình thành.

Hầu hết các quốc gia sẽ chỉ chọn một thành phố duy nhất làm thủ đô của họ. Ông Gordon, Giáo sư quy hoạch đô thị tại Đại học Queen tại Kingston, Ontario cho biết: “Thủ đô thường là nơi lãnh đạo các nước thông qua các đạo luật, nơi đặt bộ máy hành chính trung tâm của đất nước".

Tuy nhiên, cũng có những quốc gia lựa chọn nhiều hơn một thành phố để làm thủ đô với muôn vàn lý do khác nhau.

Porto-Novo là thủ đô chính thức của quốc gia này. Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng không khí yên bình với những con đường rợp bóng cây và các công trình kiến trúc lịch sử.

Cách Porto-Novo khoảng một giờ lái xe là thủ đô thứ hai của quốc gia tây Phi. Thành phố cảng Cotonou lớn nhất đất nước lúc nào cũng đông nghẹt khách du lịch bên cạnh cuộc sống hối hả, nhiều màu sắc của người dân. Phần lớn trụ sở của các cơ quan chính phủ, ngoại giao... đặt tại thành phố này. Sự phân chia quyền lực giữa hai thành phố được thực hiện vào năm 1960, trước khi Benin giành được độc lập hoàn toàn khỏi quyền cai trị của Pháp.

{keywords} La Paz là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách khi tới Bolivia | Nguồn: Snowscat

Được bao bọc trong những đỉnh núi tuyết của Dãy núi Andes, thủ đô hành chính, La Paz là được cho là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách khi tới Bolivia. Nơi đây có các con phố trung tâm tấp nập với những chuyến xe điện chạy liên tục.

Trong khi cách đó hàng trăm dặm là thủ đô lập hiến, Sucre của Bolivia. Đây cũng là nơi đặt trụ sở tối cao pháp viện của đất nước và cũng là thủ phủ của vùng Chuquisaca.

{keywords} Santiago là thủ đô chính thức của Chile | Nguồn: Francisco Kemeny

Khi các thành viên của các cơ quan hành chính và tư pháp quốc gia của Chile ngắm tuyết rơi trên những ngọn núi xung quanh Santiago, thì những người đang làm việc trong các cơ quan lập pháp lại ngắm hoàng hôn Thái Bình Dương từ Valparaíso.

Hai thành phố tuyệt đẹp này của Chile chỉ cách nhau 115 km đường bộ, nhưng lại hoàn toàn là hai thế giới tách biệt. Santiago, thủ đô chính thức của Chile, là nơi có các tòa nhà cao tầng màu xanh xám mát mẻ. Trong khi, Valparaís, nơi tập trung các cơ quan lập pháp lại thu hút du khách bởi trung tâm lịch sử được UNESCO miêu tả như "một viên ngọc quý".

Tổng thống Félix Houphouët-Boigny, người lãnh đạo Côte D'Ivoire từ năm 1960 đến năm 1993, đã tuyên bố Yamoussoukro trở thành thủ đô thứ hai của đất nước này vào năm 1983.

Tuy nhiên, so với thủ đô ban đầu Abidjan, Yamoussoukro vẫn còn khá thưa thớt. Abidjan vốn nổi tiếng với các tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc tại Galerie Cécile Fakhoury, nơi gặp gỡ giữa phong cách kiến trúc hiện đại và xưa cũ.

{keywords} Praha là một trong hai thủ đô cổ kính đầy thơ mộng của Cộng hòa Séc | Nguồn: Anthony Delanoix

Những ngọn tháp kiểu Gothic và mái nhà Baroque chạy dọc theo Sông Vltava ở Praha, là những yếu tố biến nơi đây trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng thế giới.

Một trong những địa điểm ấn tượng nhất là Lâu đài Prague, một phần của trung tâm lịch sử được UNESCO công nhận. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, lâu đài tráng lệ này cũng đồng thời là văn phòng làm việc chính thức của Tổng thống Cộng hòa Séc.

Trong khi, không phải ai cũng biết Tòa án tối cao của Cộng hòa Séc lại nằm ở thủ đô thứ hai của Cộng hòa Séc, thành phố Brno.

{keywords} Không nhiều người biết Malaysia có tới 2 thủ đô | Nguồn: Chuttersnap

Nếu thủ đô Kuala Lumpur vốn nổi tiếng với nhiều du khách với biểu tượng tòa tháp đôi rực rỡ ánh đèn, những trung tâm mua sắm, các quán bar náo nhiệt trên tầng thượng suốt đêm. Hay đây cũng là nơi đặt trụ sở của cơ quan lập pháp, cung điện của quốc vương.

Dù vậy, chính quyền quốc gia Đông Nam Á này vẫn mong muốn có một nơi chốn để làm việc, nghỉ ngơi, thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt ở Kuala Lumpur. Do đó, năm 1995, chính phủ bắt đầu xây dựng một đô thị yên tĩnh hơn bao quanh một hồ nước nhân tạo lớn - Putrajaya. Nhiều công trình lớn như nhà Nhà thờ Hồi giáo Putra đã được cho xây dựng tại đây.

Các tòa lâu đài cổ kính hay các viện bảo tàng lớn là minh chứng cho những năm tháng huy hoàng của thủ đô Cetinje, nơi đặt dinh thự của tổng thống Montenegro.

Tuy nhiên, giờ đây Cetinje chỉ còn là "Thủ đô của Hoàng gia cũ", khi đánh mất đi sự nổi bật và thu hút của mình so với thành phố lớn hơn là Podgorica. Đến nay, Podgorica được coi là thủ đô chính thức của Montenegro.

{keywords} Amsterdam là thủ đô được hiến pháp Hà Lan chỉ định | Nguồn: Nastya Dulhiier

Với những con kênh chằng chịt giàu lịch sử, Amsterdam là một trong những thành phố châu Âu thu hút nhiều khách du lịch nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, mặc dù hiến pháp của Hà Lan chỉ định Amsterdam là thủ đô của đất nước này. Nhưng mọi công việc quản lý đất nước lại thực sự diễn ra ở The Hague. Đây cũng là nơi đặt các cơ quan quản lý chính của đất nước như tòa án tối cao.

{keywords} Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có tới 3 thủ đô. Trên hình là thủ đô lập pháp, Cape Town | Nguồn: Tim Johnson

Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có tới 3 thủ đô nhằm chia sẻ quyền lực giữa các khu vực. Nếu như Cape Town được biết đến như là thủ đô lập pháp, thì Pretoria là thủ đô hành chính còn Bloemfontein là thủ đô tư pháp.

Cape Town vốn nổi tiếng với thắng cảnh ngoạn mục bên bờ biển, thì Pretoria thu hút du khách bởi những bông hoa jacaranda rực rỡ xuất hiện vào mỗi tháng 9 hay Bloemfontein là sự hiếu khách, thoải mái.

Thủ đô Colombo trải dài như mê cung dọc theo bờ biển Sri Lanka, với những khu chợ tấp nập kẻ ra người vào, các công trình kiến trúc từ thời thuộc địa và những bãi biển cát vàng đẹp mê hồn. Đây cũng là nơi đặt các cơ quan hành pháp của Sri Lanka. Tuy nhiên, thủ đô chính thức của nước này lại ở Sri Jayawardenepura Kotte cách đó không xa.

Jayawardenepura Kotte là nơi đặt Tòa nhà Quốc hội Sri Lanka hiện đại nằm ngay giữa hồ Diyawanna trên một hòn nhân tạo.

Năm 1973, chính phủ Tanzania tuyên bố chuyển từ thủ đô ven biển Dar es Salaam sang một thành phố có vị trí trung tâm hơn là Dodoma.

Mặc dù Dodoma sở hữu hàng loạt các tòa nhà lớn và những con phố rộng rãi thì hiện tại, nhiều cơ quan chức năng chính của chính phủ vẫn nằm ở Dar es Salaam. Sự đa dạng văn hóa cũng như bầu không khí dịu nhẹ tới từ gió biển Thái Bình Dương là điều níu giữ các quan chức Tanzania ở lại Dar es Salaam.

Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2019, Tổng thống John Magufuli đã chính thức chuyển văn phòng của mình đến Dodoma.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/nuoc-nao-co-2-thu-do-a54594.html