I. Nguồn gốc - Họ : Cichlids. - Tên khoa học : Cichlasoma bifasciatum - Tên tiếng Anh : Flowerhorn (Hoa sừng). (FH) - Tên tiếng Hoa : Hua Luo Han (Hồng Lô Hán). - Tên Tiếng Việt : Hoa La Hán, La Hán. Nếu các loài cá cảnh hiện nay được tìm thấy từ thiên nhiên, sau đó được mang vào bể cá thuần hóa thành cá cảnh, thì nay mọi người lại phải nghĩ theo hướng khác vì cá La Hán là loài nhân tạo 100%. Chúng hoàn toàn không phải là tác phẩm của thiên nhiên mà là kết quả trong nhiều năm nghiên cứu lai tạo của những người nuôi cá cảnh chuyên nghiệp tại Malaysia và Singapore. Hiện nay, nguồn gốc của cá La Hán được cho là hình thành qua lai tạo từ các loài cá: Cichlasoma Trimaculatus, Cichlasoma Festae, Jingang Blood Parrot. Sau khi giống cá này xuất hiện và được tung ra thị trường, lập tức chúng được những người yêu cá và công chúng trên khắp khu vực châu Á đón nhận, đặc biệt là các nước có nhiều người dân theo đạo Phật. Vì người ta cho rằng chúng mang vận may, sự giàu sang và sung túc đến cho gia đình của mình. Cichlasoma (Amplilophus) alfari. Rio Canas, Costa Rica | Cichlasoma (Amplilophus) robertsoni. Rio Usumacinta, Mexico | Cichlasoma (Amplilophus) rhytisma. Rio Telire, Costa Rica | Cichlasoma (Amphilophus) calobrense. Photo by H. J. Mayland | Cichlasoma (Amphilophus) macracanthum. Rio Motagua, Guafermmala | Cichlasoma (Amphilophtus) margaritiferum. Lago Peten, Guatemala | Cichlasoma (Amphilophus) longrmanus. Rio Canas, Costa Rica | Cichlasoma (Amphilophus) longimanus. Rio San Juan, Nicaragua | Cichlasorna (Amphilophus ) rostratum. Lago de Nicaragua, Nicaragua
II. Đặc tính của cá La Hán - Tính hung dữ : cá La Hán được nhận định là một loài cá dữ, chúng không thể sống chung, ngay cả lúc vừa được một tháng tuổi đã có những biểu hiện tranh giành lãnh thổ và thức ăn. Cá La Hán còn tranh giành lãnh thổ với bất kỳ loài cá nào khác, trừ khi chúng không đánh nổi địch thủ. Loài duy nhất có khả năng “đối đầu” với cá La Hán là cá chùi kiếng có lớp da dày như áo giáp. Chính vì vậy mà khi nuôi từ hai con trở lên, chúng ta nên ngăn chúng ra bằng một tấm kính, điều này không chỉ giúp chúng khỏi những tranh chấp mà còn khiến con cá của bạn trở nên sung mãn hơn. - Đặc tính nhân cách hóa : nếu bạn luôn gắn bó với cá từ khi còn nhỏ cho tới lúc trưởng thành thì Hoa La Hán với sự thông minh nhanh trí, chúng sẽ nhận ra chủ của mình từ âm thanh, hình dáng và những động tác quen thuộc. Có một số người sau khi huấn luyện còn cho tay vào bể chơi đùa với cá, làm nảy sinh tình cảm thân thiết và sự tin cậy lẫn nhau giữa người và cá, Hoa La Hán lúc này đã là một người bạn thân thiết trong sinh hoạt chứ không chỉ đôn thuần là một con cá trong bể.
II. Phân loại cá La Hán
Trước khi nắm được tính chất đặc điểm để phân loại cá La Hán, chúng ta hãy làm quen với các bộ phận của cá La Hán theo hình bên dưới
Cá La Hán là cá lai tạp giữa các loài Cichlid cỡ lớn nhưng chủ yếu là loài Cichlid 3 chấm - Trimac. Sau thời gian dài tạo ra rất nhiều chủng và loại nhưng cơ bản dựa theo sơ đồ phân loại chuẩn chính như hình bên dưới
Cá La Hán, Hoa La Lán (Flowerhorn - FH)
Đầu tiên phải nói đến là chuẩn Cá La Hán này FH, loại cá này xuất hiện vào lối những năm 1994-1997 ở Malaysia rồi lan dần sang các quốc gia khác. Cá La Hán hay Hoa La Hán thời kỳ đầu tập trung vào hai đặc điểm chính là đầu và "hoa" (mà ở ta hay gọi là "chữ"). Hoa La Hán hầu như không có "châu", những con đầu to phổng phao vẫn còn khá hiếm, đa số cá thường có dạng đầu xương, chỉ hơi căng một chút. Những dạng đầu như thế này ngày nay có thể bị chê là nhỏ. Đặc điểm chung là bụng đỏ, mắt đỏ và lồi, môi dưới trề, vây lưng và vây hậu môn hướng ra xa đuôi, đuôi tròn hay thuôn hình trái đào và tương đối nhỏ so với thân, khi cá già đuôi thường bị sụp.
Các chấm đen hay còn gọi là "hoa /chữ" chạy dọc theo thân Cá là một tiêu chí tuyển lựa quan trọng; cách phân hạng theo mô tả dưới đây chứng tỏ điều này: - Level C: Hoa không liên tục hay chạy chưa đến giữa thân Cá. - Level B: Hoa chỉ chạy đến giữa thân. - Level A: a. Hoa chạy liên tục từ gốc đuôi đến đỉnh đầu b. Hoa chỉ chạy đến giữa thân nhưng màu sắc nổi bật. - Level AA: Hoa chạy liên tục từ gốc đuôi đến đỉnh đầu và lan lên cả nắp mang. - Special Level: a. có thêm hàng Hoa chạy gần vây lưng gọi là “hoa đôi” (double flowering hay double-row) b. Hoa xuất hiện ngay dưới viền mắt gọi là “lệ rồng” (dragon 's tear) c. "Chữ" tiếng Hoa hay tiếng Ả Rập mang ý nghĩa tốt đẹp.
Nhưng cách phân hạng dựa trên "chữ" như thế này ngày nay không còn phổ biến nữa. Cá La Hán thế hệ về sau tập trung vào các đặc điểm đầu, châu, hình dáng và màu sắc.
Cá La Hán Trân Châu, Zhen Zhu (ZZ) (Pearl Flowerhorn) Dòng cá La Hán tiếp theo là Trân Châu La Hán hay Châu La Hán, so với La Hán đời đầu dòng cá này có nhiều "châu" hơn và tỷ lệ lên đầu cũng được cải thiện. Tuy nhiên kích thước của Châu La Hán lại kém hẳn La Hán đời cũ, chỉ cỡ bàn tay là tối đa. Đây là dòng cá phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ. Châu là các hoa văn màu ánh kim lục, dương, vàng hay bạc nằm trên mặt vảy. Về cơ bản, chúng ta có thể chia châu làm hai dạng là châu hột và châu sợi. Những phân dòng cá Việt như Kim Cương, Kim Cương Phúc Lộc Thọ đều được xếp vào dòng Trân Châu La Hán.
1. Rồng đỏ (Red Dragon RD) Là phân dòng phổ biến nhất với màu đỏ làm chủ đạo. Trên thực tế, có nhiều loại rồng đỏ với nguồn gốc lai tạo, dạng châu và tông màu đỏ khác nhau. Toàn thân nó màu đỏ, Hoa đen, mắt đỏ, không châu, mặt chữ đều chạy dài từ cuối đuôi đến mang. Nhìn mặt cá rất dữ, đầu to, tỉ lệ cá đạt tiêu chuẩn rất cao giống Rồng Xanh.
2. Rồng xanh (Blue Dragon BD) Mình xanh, ức đỏ, mắt đỏ, chữ đen, không có châu, đầu to, tỉ lệ cá đạt tiêu chuẩn rất cao về đầu và màu sắc xanh đỏ có thể gây giống. Vẫn có chút màu đỏ hay hồng ở phần ức nhưng màu xanh chủ đạo, ít châu. Rồng xanh rất gần với Cichlid thuần (Trimac).
3. Kim cương (Diamond) Đặc điểm chung của phân dòng này là mặt vàng, nhiều châu, đa số có ức màu kem thay vì đỏ. Châu trên thân thường dính, hoa văn không rõ ràng. Những con đời đầu là "Kim cương Phúc Lộc Thọ - KCPLT" - Nguồn gốc: Kim Cương Phúc Lộc thọ là dòng La Hán được tạo ra bởi cha là con Châu Kim Cương, xuất xứ ở Malaysia (đặc điểm hạt châu to xanh, đầu gù to), mẹ là con Rồng Xanh Kim Cương được lai tạo ở Việt Nam (thân ngắn bản dày, chữ châu đều, đầu gù to). - Tên: Được đặt theo hình dáng bên ngoài của cá. Trên thân có những hạt châu xanh tựa như kim cương sáng lấp lánh, cái đầu gù thật to giống ông Thọ. Gương mặt hiền lành, phúc hậu giống ông Phúc, ông Lộc. - Đặc điểm: Đầu: dạng đầu hơi to, châu trải đều trên đầu, Má: xanh hoặc vàng có hoa văn màu xanh, vân trải đều từ đầu đến má, Mắt: đỏ rực, đặc biệt có khoen, Mõm: cụt, Thân hình: mình ngắn, bản lớn, dày nở đều, Hoa văn: chữ đều, đậm trải dài từ đầu xuống thân. Chữ chạy dọc đều 2 bên thân, Châu hột xanh mang sắc thái 3 màu. Ở ức màu hồng, ở mặt màu vàng hoặc xanh, Vây, kỳ, đuôi: đều và kín. - Tính tình: cá trống rất hiếu động thích nhảy múa, đùa giỡn. Cá mái trong thời kỳ sinh sản rất hung dữ.
Những con châu quấn đầu là "Nữ hoàng kim cương - NHKC", chữ mờ, đòn ngắn, châu bạc, màu trên thân cá ngã vàng, đầu đẹp, tỷ lệ lên đầu cao.
Những con lai với king kamfa gọi là "King kim cương - KKC". Do lai cận huyết để lấy đầu mà bỏ qua dị tật nên dòng kim cương ngày nay hầu như thoái hóa: đa phần đuôi xụp, đặc biệt nhiều cá đẹt, lớn không quá 4 ngón tay.
4. Thaisilk (nền áo như một tấm lụa bạc ) Dòng cá này xuất hiện trên các diễn đàn La Hán vào khoảng giữa năm 2008, nguồn gốc lai tạo được giữ kín. Thaisilk có vảy bạc hay bạc ánh xanh toàn thân, không châu, chữ, màu bạc lan ra đến các vây. Ngoại trừ màu sắc, Thaisilk rất được ưa chuộng bởi màu sắc khác biệt; những cá thể đầu to vẫn còn hiếm.
5. Kim Mã Lưu, Kamalau (Golden monkey -GM) Cá Kamalau gốc xuất phát từ ông Lam Seah ở Ipoh với những đặc điểm rất hấp dẫn nhưng ông không phải là nhà lai tạo đúng nghĩa vì cặp cá giống được ông mua từ nơi khác. Cá giống là dòng La Hán "hoa giác" đời đầu với mắt trắng, nền nhạt như xám & ánh kim lục, và không có quan hệ huyết thống với Trân Châu La Hán. Người Hoa ở Mã Lai gọi con khỉ là "mã lưu" nên "kim mã lưu" hay "kim hầu tử" đều có nghĩa như nhau. Từ dòng Kamalau gốc, người ta lai với Trân Châu để cho ra các phân dòng Kamalau khác nhau, bao gồm KML, SML và Indomalau. Đương nhiên, chỉ có một tỷ lệ cá thể nhất định trong bầy đạt chuẩn Kamalau, những con còn lại là ZZmalau hay thậm chí chỉ là Trân Châu. Về hình dáng, có thể nói Kamalau mang những đặc điểm cải tiến hơn so với Trân Châu La Hán nhưng vẫn chưa bằng Kamfa. Tuy nhiên, Kamalau vẫn có nét hấp dẫn riêng và dễ sinh sản hơn nhiều so với Kamfa. Có ba đặc điểm chính để nhận diện Kamalau: a. Mặt khỉ (hàm dưới mũm mĩm, có nọng, miệng ngếch lên) b. Tông màu đỏ/cam/vàng (ức và vùng đầu) c. Châu hột nhuyễn, châu sợi quấn đầu.
6. Kim Hoa (Kamfa - KF) Nếu như La Hán dựa trên loài Trimac thì Kamfa dựa trên loài Synspilus hay xa hơn là các loài thuộc chi cichlid Vieja, do đó mà những nhược điểm về hình dáng như môi trề, đuôi cụp trước đây được cải thiện. Cá Kamfa do ông Cheah, trại Mermaid lai tạo ra. Đối với người Việt, nhiều người vẫn quen gọi là cá Kim Hoa (thay vì Kamfa) để phân biệt với King Kamfa của Thái Lan, thực ra Kamfa hay Jin Hua/Kim Hoa chỉ là các cách phát âm khác nhau của cùng một dòng cá mà thôi.
Malay Kamfa Châu yếu nhưng dáng chuẩn. Lưu ý đa số đều có màu mắt trắng/vàng/cam, màu mắt đỏ rất hiếm.
Indo Kamfa màu sắc và châu được cải thiện.
7. King Kamfa Có 03 màu mắt: Mắt đỏ, mắt trắng và mắt trà. Đầu to, mình dài có nhiều màu sắc khác nhau, nhận biết dễ nhất vào bộ vi trên và vi dưới, bộ đuôi xòe ra trông rất quyến rũ có nếp xếp như cánh quạt. Phải nhìn được châu màu trắng, sợi dài, kỳ cờ ngắn, kỳ cờ đuôi có bông, nền Kingkamfa hơi ngả đỏ. Đuôi quạt, mắt đỏ, châu trắng, nền đỏ là con chuẩn nhất trong dòng Kingkamfa. Dáng cá phải ngắn, đẹp, châu sáng “lửa” (sáng dạ quang). Trong bầy Kamfa có một số cá thể đột biến dạng châu sợi, dày và sáng. Do vậy, King Kamfa được người chơi suy tôn là “vua châu sáng”. Tỷ lệ lên đầu của King Kamfa rất thấp và hầu hết cá đực đều bị vô sinh (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas).
8. Tân King Dòng cá do anh Tân (tên thật là Hà Minh Thanh) ở Thủ Đức, Sài Gòn lai tạo. Đời đầu lai giữa cá Mẹ King Kamfa x Cá cha King lai. Bầy con có nhiều cá thể xuất sắc, châu sợi dày và sáng như King Kamfa. Đặc biệt tỷ lệ lên đầu của Tân King cao hơn hẳn King Kamfa. Đời thứ hai lai giữa cá mẹ Tân King F1 x Cá Cha Kim cương. Tỷ lệ lên đầu vẫn cao nhưng số lượng cá thể châu xuất sắc không bằng đời đầu. Đời F1: King Kamfa cái X King lai đực
9. Phượng hoàng lửa - Fiery/Fire Phoenix (FP), Red Phoenix (RP) Tự cái tên cho thấy dòng cá này phải đỏ rực và vì vậy rất nhiều người gọi những con super red và khỉ đỏ của mình là... Phượng hoàng lửa. Thực ra, Phượng hoàng lửa là Kamfa đỏ toàn thân và màu đỏ sẽ rất ổn định chứ không phập phù như super red và khỉ đỏ. Về bản chất, phượng hoàng lửa cũng là cá lột như Red Kamfa (lột một phần) hay Faded Kamfa (lột toàn thân), nhưng tông màu phải thật đỏ như tên gọi và bao phủ toàn thân. Thông tin về Phượng hoàng lửa rất hạn chế, có lẽ là vì dạng đột biến này cực hiếm.
10. Hoàng Kim, La Hán nền vàng (Golden based) Hoàng Kim là những con La Hán lột toàn thân, gen khiếm khuyết sắc tố hay gen “lột” luôn tồn tại ở các loài Cichlid thuần chủng được cho là “chất liệu” để lai tạo cá La Hán như Red Devil/Midas và Trimac. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi gen này xuất hiện ở cá La Hán. Gen lột là gen lặn, nó khống chế sự hình thành các sắc tố melanin (đen) và iridophore (ánh kim hay “châu”), vùng da tương ứng sẽ có các cấp độ màu từ đỏ, cam, vàng cho đến trắng. Hoàng Kim là La Hán lột đời đầu, thường có thân màu vàng và bụng đỏ. Tất cả các dòng La Hán như Trân Châu, Kamalau hay Kamfa đều tiềm tàng khả năng lột nếu cá bố mẹ cùng mang gen lặn này. Các dòng lột về sau trông hơi khác Hoàng Kim với các mảng / đốm / sợi / hoa văn màu trắng trên nền đỏ / cam / vàng nên được gọi chung là “nền vàng” (Golden based). Theo thị hiếu chung, Hoàng Kim và “nền vàng” bị đánh giá thấp hơn La Hán thường vì thiếu “châu”, một yếu tố quan trong đối với cá La Hán; tuy nhiên các dòng cá đỏ như super red và red Texas lại khai thác gen lột một cách triệt để.
11. Tuyết Điêu, Bạch Ngọc Tuyết Điêu hay Bạch Ngọc là tên gọi của loại La Hán màu trắng toàn thân hay bạch tạng. Khi gen khiếm khuyết sắc tố khống chế sự hình thành của tất cả các sắc tố thì màu mà chúng ta thấy là màu trắng của lớp hạ bì, và nếu hiện tượng này lan ra toàn thân thì cá sẽ có màu trắng tuyền. Trên thực tế, cá có màu trắng toàn thân rất hiếm; thông thường các chóp vây hay đầu vẫn còn dính một chút màu. Dù trên lý thuyết là có thể, nhưng nhưng không ai lai tạo La Hán trắng bởi vì, cũng như Hoàng Kim, La Hán trắng không có "châu". Điều thú vị là một số "Tuyết Điêu La Hán" tuyệt đẹp xuất xứ từ Đài Loan trước đây chính là Red Devil/Midas.
12. Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT) Dòng cá kết hợp giữa gen lột/đầu to của red devil/midas với bộ châu của Texas để tạo ra cá đỏ với hoa văn màu trắng. Người ta còn tận dụng cả gen lột của Hồng Két nhưng hướng lai tạo này có lẽ không mấy ai duy trì bởi vì : Hồng Két khó lai tạo và cá không lên đầu. Vì Texas có vô số dạng châu nên Red Texas cũng có vô số dạng châu từ hạt nhuyễn, hạt nhỏ, hạt lớn, châu đốm cho đến châu sợi, đặc biệt là dạng châu lưới. Gen lột là gen lặn nên một số cá lai vẫn duy trì màu xanh như Texas, người ta gọi chúng là Green Texas để phân biệt với Red Texas (thực ra cá Texas vốn đã luôn có màu xanh rồi). Quá trình lột cũng là vấn đề đối với Red Texas. Nhiều con King Kamfa lột "nền vàng" trông rất giống và thường bị nhận lầm là Red Texas. Thực ra "King Kamfa" có thể được lai với Texas để lấy châu, có hai điểm phân biệt - King Kamfa lột bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn. - Nền King Kamfa không đồng nhất đầu đỏ và thân vàng/cam (máu Synspilus) trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất (máu red devil).
13. Short Body, Bonsai và Red Mammon: Short Body và Bonsai là các loại La Hán đột biến với thân hình ngắn cũn cỡn. Bonsai còn ngắn hơn Short Body, với chiều dài tương đương chiều rộng thân. Cả hai đều là các dạng dị tật về xương sống, thường thể hiện ở gốc đuôi.
Hiện nay có nhiều phương tiện thông tin đề cập đến cá La Hán từ nguồn gốc, giống, tên gọi đến kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng và trị bệnh ... đã làm cho việc nuôi cá La Hán có sức hút kỳ lạ, trở thành 1 phong trào mạnh mẽ đối với ngành kinh doanh cá cảnh ở TPHCM. Sự xuất hiện của các dòng cá La Hán với nhiều chủng loại, cũng như màu sắc với những cái tên thật hay, thật kêu như: Hoàng Kim, Rồng Đỏ, Rồng Xanh, Red Shock, Kim Hoa, Big Head, KingKamfa... đã làm cho không một tay chơi cá cảnh nào lại không biết cái tên cá La Hán.
Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/dien-dan-ca-la-han-a54484.html