Soạn bài Khi con tu hú - Ngữ văn 8
A. Soạn bài Khi con tu hú ngắn gọn:
Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, Tập 2):
- Nhan đề bài thơ Khi con tu hú chỉ là một cụm từ, tiếng tu hú là một tín hiệu, báo hiệu mùa hè đến. Đây là là nhan đề mở, mang ý nghĩa khơi nguồn, làm tiền đề cho những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa hè đến và cũng bắt đầu cho mạch cảm xúc bức bối tột độ và khao khát tự do cháy bỏng của tác giả.
Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, Tập 2):
Nhận xét:
- Trong sáu câu thơ đầu cảnh mùa hè được miêu tả với giọng điều vui tươi, náo nức, phấn chấn. Cụ thể:
+ Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy, nghe bồi hồi tha thiết, báo hiệu một mùa hè đã đến
+ Mùa sắc tươi vui của mùa hè được thể hiện với:
Màu vàng tươi của "lúa chiêm", màu đỏ của "trái cây", màu vàng tươi của "bắp" phơi đầy sân, màu xanh của bầu trời cao lộng.
+ "tiếng ve ngân", "đôi con diều sáo lộng".
→ Mùa hè hiện lên thật tươi vui, rạo rực, hứa hiện một mùa hè tươi đẹp.
Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, Tập 2):
Tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối:
Ta nghe hè, dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
à Tâm trạng ngột ngạt, u uất, bước bối đầy đau khổ muốn thoát khỏi tù ngục ngột ngạt.
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
à Tiếng gọi tha thiết của tụ do, của cuộc sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình, tâm trạng muốn được hòa vào với thiên nhiên cuộc sống tươi đẹp
Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, Tập 2):
Cái hay thể hiện ở:
- Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng yêu nước, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng.
- Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; kết cấu 2 đoạn tạo 1 chỉnh thể, tình cảm giọng điệu sôi nổi, sâu sắc, mãnh liệt.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Khi con tu hú:
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Tố Hữu (1920 - 2002)
- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- Về nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
b. Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta” …
- Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.
=> Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiên đại.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sang tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam
2. Bố cục
- Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên vào hè
- Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người chiến sĩ trong tù
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.
- Giọng điệu linh hoạt.
- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.
Bài giảng Ngữ văn 8 Khi con tu hú
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Câu nghi vấn (tiếp theo)
Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm)
Tức cảnh Pắc Bó
Câu cầu khiến
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/soan-van-lop-8-bai-khi-con-tu-hu-a53840.html