Huyền Vũ còn được gọi là Chân Võ Đại Đế, Bắc Đế Chân Võ Đế Quân, Đãng Ma Thiên Tôn hoặc Hắc Đế, một vị thần quan trọng của Đạo giáo, một trong Tứ tượng (bên cạnh Huyền Vũ, Chu Tước, Bạch Hổ và Thanh Long) trong Thiên Văn học Trung Quốc.
Dân gian còn cho rằng khi kết hợp đủ các linh vật trong Tứ tượng cùng các vật phong thủy khác như Tỳ Hưu, Hồ ly và con Hạc dưới dạng trưng bày hoặc trang sức… sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng hơn trong cuộc sống của gia đình.
Linh vật này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Black Tortoise trong tiếng Anh, 玄武 với bính âm là Xuánwǔ trong tiếng Trung và Genbu trong tiếng Nhật.
Huyền Vũ là linh vật kết hợp giữa con Rắn quấn quanh con Rùa, đại diện cho yếu tố Thủy, hướng Bắc và mùa đông. Đây là một linh vật có khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương và triết học Phương Đông, là chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng trong đạo giáo.
Trong phong thủy, Huyền Vũ là biểu tượng cho sự trường thọ, bảo bọc và che chở. Linh vật được xem như quý nhân giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hoặc phát triển công danh sự nghiệp cho gia chủ.
Huyền Vũ còn tượng trưng cho những điều tốt đẹp, gia tăng phúc thọ, giữ vượng khí lâu dài, mang lại sự may mắn, tài lộc, sức khỏe và năng lượng tích cực.
Dân gian còn có câu “Ỷ Sơn Hướng Hải” để giúp dễ hình dung ra Huyền Vũ. Câu nói này mang ý nghĩa dựa núi hướng biển hoặc hiểu đơn giản là ngồi trên một chiếc ghế có lưng dựa vững chắc, sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Trong Thiên Văn, Nhị thập bát tú là 28 chòm sao có tên gọi liên quan đến Tứ tượng như 7 sao Thanh Long ở phương Đông, 7 sao Huyền Vũ ở phương Bắc, 7 sao Bạch Hổ ở phương Tây, 7 sao Chu Tước ở phương Nam.
Tuy nhiên, Huyền vũ chỉ một cung, gồm 7 chòm sao phương Bắc là:
Trong truyền thuyết dân gian, Huyền Vũ ban đầu là một thánh thú được sinh ra ở Sơn Hải Giới vào thời đại viễn cổ khai thiên lập địa. Đây là một thế giới của Thần Ma, nơi có nhiều dị thú, thần thú và những vị Thần tiên cũng được sinh ra tại nơi này.
Sơ khai, Huyền Vũ là một sinh vật giống như con Rùa cổ đại bị Rắn cuốn quanh. Nhưng sau này, thần thú hóa thành hình người rồi trở thành vị thần lỗi lạc trong chư thần, thuộc về chòm sao Tứ Tượng, gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ.
Đứng đầu trong Tứ tượng là Thanh Long, sở hữu sức mạnh lớn nhất, cuối cùng là Huyền Vũ, một đấng Đế vương trị vì một vùng trời Phương Bắc.
Tuy nhiên, dân gian vẫn tuyên truyền một vài dị bản khác về Huyền Vũ. Ngọc Hoàng Thượng đế trên thiên đình muốn giúp trần thế nên đã tách một thể phách của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng hoàng hậu.
Ngoài ra, người ta còn tuyên truyền rằng Huyền Vũ là thể phách thứ 28 của Thái Thượng Lão Quân đầu thai. Tuy nhiên, vị thái tử sinh ra đã không muốn nối nghiệp cha mà quyết tâm đi tu, đem lại bình an cho dân.
Được Diệu Lạc thiên tôn dạy dỗ, Thái tử đã vào núi Vũ Đương tu hành. Khi đạt được thần thông thì Thái tử lại rạch bụng vứt bỏ gan và ruột rồi đi vân du về phương Bắc để trừ ma quái giúp dân.
Tuy nhiên, gan và ruột của thần lại biến thành hai yêu quái Rùa và Rắn, làm hại dân làng quanh núi. Sau đó, thần quay về thu phục hai yêu quái và biến hai quái vật này thành linh vật dưới trướng của mình để làm những điều tốt cho dân làng.
Tại Việt Nam, Huyền Vũ là linh vật rất được coi trọng, được biết đến với tên gọi là Trấn Vũ hay Trấn Võ, gắn liền với Huyền Thiên Trấn Vũ, một vị thần trấn trị phương Bắc. Ông là người đã giúp đỡ An Dương Vương trừ tà, diệt ma trong quá trình xây dựng thành Cổ Loa dưới tên sứ giả Thanh Giang cùng với thần Kim Quy tại Hồ Gươm.
Tượng thần Trấn Vũ được thờ tại Đền Quán Thánh, là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán, được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ.
Người dân Trung Quốc rất coi trọng Huyền Vũ, họ xem đây là một vị thần trừ ác, đánh đuổi tà ma và bảo vệ cuộc sống cho dân lành. Do vậy, người dân Trung Quốc xây dựng nhiều đền thờ để duy trì hương hỏa cho Huyền Vũ. Linh vật này còn là biểu tượng của sự may mắn, bảo vệ con người chống lại thiên tai, tai họa được hình thành từ nước và lửa.
Ngoài ra, người Trung Quốc cũng thường ứng dụng Huyền Vũ trong phong thủy xây dựng, để tạo được sự trường thọ, bền vững, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Quan niệm phổ biến, thường thấy trong phong thủy là hậu Huyền Vũ (phía sau nhà) phải có núi để trấn, tiền Chu Tước (phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí, tả Thanh Long (bên trái ngôi nhà) cần phải để đường đi và hữu Bạch Hổ (bên phải ngôi nhà) nên trồng cây. Đây là cách bày trí phong thủy được nhiều người ưa chuộng, mang lại tài lộc và may mắn, trường thọ cho gia đình.
Nếu diện tích nhà bạn không quá rộng để xây dựng theo cách trên, bạn có thể tự tạo nên thế Huyền Vũ bằng các cách sau đây:
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến quy luật ngũ hành trong phong thủy, để tránh những điều đại kỵ và mang lại may mắn cho gia đình.
Huyền Vũ trong phong thủy thường được chế tác từ các kim loại quý như vàng vàng, bạc, đồng hoặc đá, gỗ và các loại đá quý như đá cẩm thạch với nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểu dáng Rắn quấn quanh và mặt đối diện với Rùa.
Theo phong thủy, phần đất phía sau nhà mang ý nghĩa tượng trưng cho hậu vận của gia đình. Do vậy, khi tiến hành xây dựng nhà bạn cần phải lưu ý vài điều sau đây:
Huyền Vũ là một trong bốn Tứ tượng nên có sức ảnh hướng lớn đến trong phong thủy và tạo cảm hứng mạnh mẽ trong nghệ thuật xăm hình. Linh vật này có nhiều hình xăm rất ấn tượng và độc đáo, tạo nên cá tính riêng biệt cho người sở hữu.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/xam-huyen-vu-a53830.html