Theo quan niệm dân gian không nên ăn cua, tôm … khi bị ho, bởi vì nó có thể khiến tình trạng ho trở nên trầm trọng hơn. Vậy trên thực tế, ho có ăn cua được không? Sau đây là lời giải đáp từ chuyên gia, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Cua là một loại thực phẩm ngon, giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Một trong những lợi ích lớn nhất của thịt cua là hàm lượng protein cao. Nhờ vậy, cua không chỉ tốt cho sự phát triển của xương khớp mà còn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, protein trong cua không có mô liên kết nên rất dễ tiêu hóa đối với mọi lứa tuổi khác nhau.
Bên cạnh đó, các axit béo omega-3 trong cua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, tăng cường chức năng não bộ, cải thiện thị lực và giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Thịt cua cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Ví dụ, trong khoảng 100g thịt cua cung cấp 10% vitamin C, 15% vitamin B12, 20% kẽm, 25% đồng, 30% selen trên tổng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Vậy nên, cua thường được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp có nguy cơ thiếu máu và các trường hợp bệnh nhân mới ốm dậy cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Tình trạng ho, ho có đờm hay ho khan là các triệu chứng điển hình của các bệnh lý đường hô hấp. Lúc này, bạn cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng để sức đề kháng khỏe mạnh giúp hồi phục sức khoẻ sớm nhất.
Như đã chia sẻ ở trên, cua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Thế nhưng, theo quan niệm dân gian truyền lại rằng “ Khi bị ho cần kiêng không ăn các đồ tanh, tôm, cua… do nó làm cho tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn”.
Nhận được nhiều câu hỏi của các bệnh nhân liên quan đến vấn đề bị ho có ăn được cua không? Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng quan niệm không nên ăn cua khi bị ho là chưa chính xác. Trên thực tế, chưa có bằng chứng nghiên cứu khoa học nào để xác minh độ chính xác cho quan niệm này.
Chẳng may khi bạn ăn cua mà bị ho, đó là do bạn sơ chế cua không đúng cách, khiến vỏ cua còn sót lại. Vỏ cua rất cứng, dễ làm xước bề mặt họng đang bị tổn thương, dẫn đến cảm giác ngứa họng và kích thích các cơn ho xảy ra.
Vậy nên, nếu bạn biết cách sơ chế cua, bạn vẫn có thể ăn cua khi bị ho để giúp bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe miễn dịch kể cả đối với các em nhỏ cũng có thể sử dụng.
Lưu ý: Đối với những bệnh nhân bị ho do hen suyễn hay có cơ địa dị ứng với thịt cua thì bạn tuyệt đối không sử dụng dù có bị ho hay không.
Cua là một món ăn bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể, bạn hãy áp dụng cách sơ chế cua dưới đây để có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này mà không lo bị ho.
Cách sơ chế cua đồng
Cua đồng sau khi mua về bạn cần ngâm trong nước khoảng 15 - 20 phút trước khi sơ chế. Sau đó bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn tách phần mai cua riêng ra, rồi dùng dụng cụ để lấy phần gạch cua của từng con cho ra bát.
Bước 2: Đối với phần thịt cua, bạn tiếp tục ngâm trong nước cùng với một ít muối trong vòng 15 phút. Sau đó để ráo nước, đem đi xay nhuyễn. Nhớ cho kèm thêm một ít nước.
Bước 3: Để lọc bỏ phần vỏ cứng của cua trong phần thịt cua đã xay, bạn dùng miếng vải sạch hoặc dùng rây. Bạn có thể lọc lại 2 - 3 lần để loại bỏ hoàn toàn vỏ cứng của cua.
Bước 4: Bạn sử dụng phần gạch cua và phần nước xay thịt cua đã lọc để chế biến các món ăn tùy theo sở thích.
Cách sơ chế cua biển
Đối với cua biển, bạn làm như sau:
Bước 1: Dùng que nhọn đâm vào phần miệng của con cua để làm chết nó.
Bước 2: Dùng bàn chải chà sạch hết các đất, cát, rêu bẩn bám trên phần thân, mai và càng cua. Sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Bước 3: Để tách được thịt cua, bạn cần hấp chín cua bằng cách hấp cách thủy cua trong vòng 15-20p. Bạn nên cho thêm một chút xả và gừng để giảm bớt mùi tanh của chúng.
Bước 4: Sau khi cua chín, bạn dùng kẹp chuyên dụng để làm vỡ vỏ cua để lấy được phần thịt cua bên trong.
Phần thịt cua biển sau khi đã tách vỏ kỹ, bạn có thể thưởng thức trực tiếp luôn khi còn nóng hoặc bạn thử chế biến một số món ngon từ cua như là: súp cua biển, lẩu riêu cua, canh cua biển, bánh canh cua biển …
Đối với những em nhỏ, các mẹ có thể chế biến một số món cháo cua như là: cháo cua cà rốt, cháo cua khoai mỡ, cháo cua rau mồng tơi, cháo cua rau dền …
Như vậy, bạn hoàn toàn yên tâm thưởng thức món ngon từ cua khi đã sơ chế sạch mà không lo chúng gây ra bất kỳ tác động xấu nào đối với tình trạng ho bạn nhé.
Trên đây là lời giải đáp của chuyên gia về nỗi băn khoăn “Ho có ăn được cua không?” rất mong có thể giúp bạn hiểu đúng hơn về lợi ích đối với sức khỏe của bạn nói chung và triệu chứng ho nói riêng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 1800 9229 (miễn cước phí) để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Tác giả Christine Mikstas (2023). Crab: Are There Health Benefits?, webmd. Truy cập ngày 04/05/2023.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/ho-an-cua-duoc-khong-a53771.html