Cỏ ngọt là dược liệu quý, có chứa một hoạt chất tạo nên vị ngọt đặc trưng không thể nhầm lẫn được. Nó được dùng làm chất ngọt thay thế cho đường và có nhiều tác dụng khác như chống tăng huyết áp, chống tiểu đường, chống béo phì… Để hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những điều cần biết về cây cỏ ngọt, bạn có thể đọc bài viết sau đây.
Hình ảnh cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana)
Cây cỏ ngọt mọc ở đâu? Cỏ ngọt là nguyên sản của Paraguay. Vào những năm trước 1990, loài thực vật này được di thực vào nước ta. Hiện nay, cây đường cỏ ngọt được trồng ở nhiều địa phương nhằm phục vụ cho ngành chế biến dược liệu và thực phẩm.
Cây cỏ ngọt có thể được thu hoạch quanh năm, song thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 8. Khi thu hoạch, họ sẽ cắt cành cây thành từng đoạn dài 20 - 25cm rồi loại bỏ lá già, lá hư. Sau đó, đem sấy khô ở nhiệt độ 30 - 40 độ C hoặc phơi nắng nhẹ cho đến khi cây khô hoàn toàn. Nếu thu hoạch quanh năm, nên thu hoạch 1 tháng/lần.
Cỏ đường sau khi phơi sẽ có mùi ngai ngái rất khó chịu. Vì vậy, sau khi phơi khô, nên phun nước để làm ẩm dược liệu rồi cho vào túi kín từ 2 - 3 ngày. Cuối cùng, đem phơi (sấy) khô lại sẽ làm mất mùi ngai ngái mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và dược tính của cây.
Lá dược liệu cỏ ngọt khi phơi khô
Lá cây cỏ ngọt có chứa các glycosid diterpenic như: steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Trong đó, steviosid có vị ngọt cao gấp 150 - 280 lần so với saccharose.
Một nghiên cứu phân tích hoá học bột lá khô cho thấy, cỏ ngọt là một loại thảo mộc bổ dưỡng với hàm lượng chất sắt và chất xơ rất tốt. Theo đó, cỏ ngọt có thể được sử dụng an toàn như một loại thảo mộc chống bệnh tiểu đường hoặc như một chất thay thế chất ngọt và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm.
Dược liệu cỏ ngọt đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng, cụ thể là:
Trong Đông y, cỏ ngọt có vị ngọt dịu, tính mát có tác dụng hạ huyết áp, tiêu khát, lợi tiểu được chủ trị tiểu bệnh tiểu đường, tiểu tiện không thông, tiểu bí, tiểu rắt, chảy máu chân răng.
Cỏ ngọt có tác dụng gì? Chất Steviol có trong cây cỏ đường ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng lại không bị phân huỷ hay lên men và hầu như chứa rất ít năng lượng. Vì vậy, dược liệu này có thể ứng dụng tạo thành vị ngọt tự nhiên trong bữa ăn của bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân tiểu đường và người đang trong chế độ ăn kiêng.
Cỏ ngọt có thể được dùng làm chất tạo ngọt tự nhiên trong khẩu phần ăn
Nghiên cứu độc tính của hoạt chất Etanolic trong dược liệu này cho thấy cỏ ngọt không ảnh hưởng đến huyết học, không gây độc tới sức khoẻ người dùng.
Cách sử dụng cây cỏ ngọt rất đơn giản, nó được sử dụng như một loại trà hoặc dùng làm chất tạo ngọt tự nhiên trong các món ăn mà không gây béo phì. Ngày chỉ nên dùng từ 8 - 12g cỏ ngọt.
>> Xem thêm: Bạch giới tử cây là gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?
Với những công dụng tuyệt vời được liệt kê bên trên, vậy liệu cỏ ngọt có thực sự tốt không?
Trong thực tế, cỏ ngọt được dùng chủ yếu làm trà uống. Phương pháp này sẽ dùng thân và lá của cây cỏ ngọt (ở giai đoạn cây hình thành nụ) đem phơi khô. Đây là cách chế biến trà mà vẫn giữ được hàm lượng glycosid cũng như các dưỡng chất vốn có trong cỏ ngọt. Do đó, trà sẽ có vị ngọt mát rất dễ uống và dễ kết hợp với nhiều loại trà khác để tăng thêm hương vị.
Trà cỏ ngọt rất lành tính và không gây tác dụng phụ nên có thể sử dụng cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Nếu sử dụng một lượng trà nhất định trong ngày sẽ giúp người dùng có một tinh thần thoải mái, giảm nhu cầu glucose của cơ thể và giúp sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.
Mặc dù cỏ ngọt được công nhận là an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như đầy hơi, buồn nôn, đau cơ, chóng mặt, dị ứng… ở một số người như:
Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin cần biết về cây cỏ ngọt. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng dụng được dược liệu tốt nhất. Nếu có ý định áp dụng các bài thuốc từ loài cây này, bạn nên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng để được hướng dẫn cụ thể hơn về liều lượng nhé.
||Tham khảo bài viết khác:
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/hinh-anh-cay-co-a53617.html