Hãy tham khảo 5 mẹo trả lời câu hỏi dưới đây để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi tìm việc làm tại Đà Nẵng mới nhất hay bất cứ nơi nào khác nhé.
Khẳng định là ứng viên có năng lực phù hợp
Ở góc độ người tìm việc, bạn không thể chọn một việc vượt quá năng lực hoặc một việc mà bản thân không có năng lực để đáp ứng.
Năng lực bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm (nếu có) liên quan tới vị trí ứng tuyển. Đó là “nền móng” để bạn có thể bước đi vững chắc và dễ đạt thành công hơn. Hơn nữa, nhà tuyển dụng sẽ không mất nhiều công sức, thời gian để đào tạo bạn so với ứng viên kém năng lực hơn.
Vì thế, hãy mạnh dạn chia sẻ lý do bạn chọn công việc này vì có năng lực chuyên môn tốt, phù hợp yêu cầu tuyển dụng. Bạn có thể đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh năng lực phù hợp thậm chí cho nhà tuyển dụng thấy, bạn còn liên tục học hỏi, nâng cao năng lực để đón nhận cơ hội, vị trí tốt hơn cho công việc này.
Thể hiện là ứng viên có niềm đam mê với công việc
Thực tế đã chứng minh, nếu làm việc bằng đam mê, bạn dễ đạt thành công thậm chí có thành tựu vượt ngưỡng bản thân. Đam mê giúp bạn kiên trì với công việc, không ngại khó, ngại khổ để nỗ lực. Đam mê cũng giúp bạn gắn bó lâu dài, sẵn sàng cống hiến và phụng sự cho doanh nghiệp, cho cộng đồng.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên chọn công việc xuất phát từ đam mê và nỗ lực theo đuổi nó là vì thế. Vậy nên nếu thực sự có đam mê, hãy chia sẻ đây là lý do khiến bạn lựa chọn và theo đuổi công việc này.
Khẳng định công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp
Nhà tuyển dụng không muốn doanh nghiệp là nơi “thử nghiệm” của ứng viên với công việc mang tính “tạm bợ”. Họ muốn một ứng viên gắn bó lâu dài và nghiêm túc với nghề nghiệp.
Do đó, bạn hãy khẳng định, bản thân chọn công việc này không phải là tùy hứng, ngẫu nhiên. Nó nằm trong định hướng, kế hoạch cụ thể của bạn. Điều đó chứng tỏ, bạn có lộ trình sự nghiệp rõ ràng, có tầm nhìn và mục tiêu trong công việc. Một nhân sự như vậy rất dễ có được thành tựu.
Tất nhiên, điều này cần đảm bảo sự trung thực. Nếu bạn chỉ tìm công việc mang tính chất lấp chỗ trống trong lúc chờ việc làm khác tốt hơn thì không nên nói như vậy. Bởi dù có vượt qua vòng phỏng vấn thì khi nghỉ việc vì có công việc mới, uy tín của bạn với nhà tuyển dụng sẽ mất và hình ảnh bạn tạo dựng xấu xí đi trong mắt người khác.
Thể hiện sự phù hợp với sứ mệnh công ty
Lựa chọn một công việc không chỉ dựa vào yếu tố của riêng cá nhân bạn. Là ứng viên thông minh, bạn cần cho thấy lý do chọn công việc vì giá trị bản thân phù hợp với sứ mệnh, giá trị doanh nghiệp đang hướng tới.
Hơn nữa, ở góc nhìn nhà tuyển dụng, họ không chỉ chọn một nhân sự giỏi. Họ còn muốn nhân sự đó có giá trị phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Sự phù hợp đó sẽ vừa thúc đẩy nhân sự nỗ lực cống hiến vừa giúp họ gắn bó lâu dài với công ty.
Do đó, bạn hãy đưa ra một số điểm cho thấy sự phù hợp với doanh nghiệp như: cùng hướng tới giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, sẵn sàng cho đi... Qua đó khẳng định bạn không chỉ tìm một công việc mà còn đi tìm giá trị, môi trường phù hợp để cống hiến và phát triển.
Muốn được là một phần của công ty
Bất kỳ ai cũng có thể nêu các lý do trên để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi “Tại sao em lại chọn công việc này?”. Do vậy, để thuyết phục nhà tuyển dụng hơn, thậm chí “thôi thúc” họ chọn bạn thì hãy nói, bạn muốn được là một phần của công ty từ rất lâu.
Lý do là bởi bạn thích triết lý kinh doanh; thích sản phẩm công ty tạo ra, ngưỡng mộ một lãnh đạo cụ thể; khao khát được làm việc tại môi trường doanh nghiệp tích cực… Chính yếu tố tích cực đó ảnh hưởng đến quyết định chọn công việc và công ty để ứng tuyển.
Điều đó có nghĩa, để có mặt tại buổi phỏng vấn, bạn đã không ngừng nỗ lực và cố gắng. Bạn rất trân trọng và nghiêm túc với cơ hội việc làm này. Chắc chắn với lý do này, nhà tuyển dụng sẽ bị thuyết phục bởi bạn.
Trên đây là 5 mẹo trả lời cho câu hỏi: “Tại sao em lại chọn công việc này?” giúp bạn đáp ứng mong muốn của nhà tuyển dụng. Tất nhiên câu trả lời chỉ thuyết phục và khiến nhà tuyển dụng tin tưởng khi nó dựa trên sự chân thành và trung thực của bạn. Đừng tự đưa mình vào tình huống khó bằng cách nói dối, nói quá những điều bạn không có chỉ để vượt qua một câu hỏi phỏng vấn!
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/tai-sao-ban-chon-cong-viec-nay-a53452.html