2 chữ Chính trong tiếng Hán
Chữ Chính trong tiếng Hán đầu tiên phải kể đến là 正, phiên âm zhēng, mang ý nghĩa ý nghĩa là “chính, ngay ngắn, chính nghĩa”. Ngoài ra Hán tự này cũng mang rất nhiều lớp nghĩa khác mà PREP đã tổng hợp lại dưới bảng sau:
Chữ Chính trong tiếng Hán thứ hai đó là 政, phiên âm zhèng, mang ý nghĩa là “chính trị, chính, việc, công việc” hoặc “họ Chính”. Đây cũng là Hán tự có độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại rất cao.
Cùng PREP chiết tự hai chữ Chính 正 và 政 để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các Hán tự thông dụng này nhé!
Chiết tự chữ Hán 正 gồm có 2 Hán tự kết hợp tạo thành là chữ Thượng 上 (trên) và chữ Hạ 下 (dưới). Có thể lý giải là người có tâm chính trực thì không xu nịnh người trên cũng như không hiếp đáp người dưới.
Người xưa có câu “Bất thiên tả, bất thiên hữu, bất bạo động”. Câu này mang ý nghĩa là chính nghĩa không nghiêng phải, nghiêng trái hay nói cách khác là không để bị lay động.
Ngoài ra, người ta còn có cách lý giải thứ hai về chữ Chính 正 bao gồm:
Chữ Chỉ 止 có hình dạng vẽ lại đôi chân đứng thẳng, hai bàn chân song song với nhau. Chữ Nhất 一 trên đầu thể hiện chính là hành vi ngăn thẳng, đúng đắn, hành vi thống nhất với suy nghĩ.
Chữ Chính trong tiếng Hán 政 là chữ Hội ý kiêm Hình thanh có kết cấu trái phải có cấu tạo bao gồm:
Để viết chính xác hai chữ Chính trong tiếng Hán 正 và 政, bạn cần nắm vững kiến thức về các nét cơ bản trong tiếng Trung. Sau đây, PREP sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết 2 Hán tự này theo từng nét nhé!
PREP sẽ bật mí cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh ý nghĩa hai chữ Chính trong tiếng Hán 正 và 政 nhé!
Khi bàn về chữ Chính trong tiếng Hán 正, có thể bạn chưa biết, tháng giêng tiếng Trung còn được gọi là chính nguyệt (正月). Chữ Chính trong trường hợp này đọc là “chinh”, mang ý nghĩa là “đầu tiên, thứ nhất”. Trong khi đó, chữ Nguyệt 月 là tháng, mặt trăng. Cho đến nay, chữ 正月 có tới hai cách đọc là “chinh nguyệt” và “chính nguyệt”.
Bàn về chữ Chính trong tiếng Hán 政, Thiên vi chính trong luận ngữ có câu: “Đạo chi di chính, tề chi dĩ hình, dân miễn chi vô sỉ; Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách”. Câu này mang ý nghĩa là quản lý dân bằng chính mệnh lệnh, không chế dân bằng các hình phạt, dân chúng có thể nhất thời không mắc tội gì nhưng họ không ý thức về việc phạm tội chính là sỉ nhục.
Ngược lại, nếu dùng đạo đức để giáo hóa dân chúng, hay dùng lễ giáo để ràng buộc họ vào quy định chung, dân chúng sẽ có lòng tự trọng và biết khắc phục lỗi lầm.
PREP đã hệ thống lại toàn bộ từ vựng có chứa hai chữ Chính trong tiếng Hán dưới bảng sau. Hãy nhanh chóng học và cập nhật vốn từ cho mình ngay từ bây giờ nhé!
Như vậy, PREP đã giải mã chi tiết về hai chữ Chính trong tiếng Hán thông dụng. Hi vọng, thông qua bài viết, bạn sẽ học và củng cố thêm cho mình vốn từ vựng hữu ích cho giao tiếp và thi cử.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/chinh-la-j-a51674.html