Với những người có niềm yêu thích và đam mê với hoa lan thì Hoàng Thảo Kèn là một cái tên không còn quá lạ lẫm. Mang một vẻ đẹp quyến rũ, Hoàng Thảo Kèn luôn thu hút sự chú ý của mọi ánh nhìn. Hãy cùng tìm hiểu loại hoa Hoàng Thảo Kèn và cách chăm sóc chúng nhé !
1. Cách trồng Hoàng Thảo Kèn
Cách trồng này áp dụng đối với khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh giá, còn miền nam thì áp dụng phương pháp cắt nước ép cây giống như trồng lan phi điệp.
- Cách sơ chế giống: Cây mới lấy về cắt sạch rễ nhúng nước vôi trong rồi treo 2-3 ngày cho quen môi trường hãng nên tưới nước.
- Giá thể: Nên ghép gỗ lũa (loại có bề mặt mềm và xốp) là tốt nhất, sau khi trồng treo cao thoáng gió tránh nắng trực tiếp (chịu nắng kém hơn phi điệp).
- Cách ghép: Khi ghép loại mới từ rừng về nên cắt sạch rễ cũ xong mới ghép. Ghép sao cho thân mẹ hướng lên trên ( không được hướng xuống đất giống cách ghép phi điệp và long tu) trừ trường hợp thân quá dài và nặng. Ghim chắc cả khóm vào giá thể.
- Ngoài thời kỳ này việc khai thác và mua Hoàng Thảo Kèn về trồng nên tiến hành sau khi chúng bước vào thời kỳ nghỉ đông, khi thân đã phát triển hoàn chỉnh. Tiến hành sơ chế rồi treo ở chỗ râm thoáng gió (tránh nắng, mưa trực tiếp). Một tuần chỉ được tưới 1 đến 2 lần, không cây sẽ ra rễ mọc mầm trái vụ hoặc thối thân mẹ sẽ không được chơi hoa hoặc ít hoa, hoa xấu, mầm cây trái mùa sẽ yếu. Đến đầu thánh 11 âm lịch khi thời tiết lạnh hẳn có thể ghép giò.
2. Cách chăm sóc lan Hoàng Thảo Kèn
- Khi lan mới đem ở rừng về mà đang có nụ thì chưa vội ghép, hãy cứ treo ngược lên 2 ngày, không tưới nước, không bón phân. Sau đó cắt rễ cách gốc 2 cm rồi mới đem ghép, tuần tưới nước 2 lần cho ẩm gốc, nếu như gặp trời mua phùn thì không cần phải tưới nước.
- Tưới nước: căn cứ vào từng loại giá thể và tình hình thời tiết mà có chế độ tưới nước cho phù hơp. Thông thường thì không nên để gốc lan chịu ẩm quá 6 - 8 tiếng trong một ngày (trừ mùa mưa, nước mưa tuy rất tốt nhưng nếu mưa nhiều thì phải phun thuốc phòng chống bệnh thối nhũn nhiều hơn)
- Bón phân: Mùa tăng trưởng phát triển của lan là sau mùa hoa, chồi non bắt đầu mọc từ gốc lên, lúc này dùng phân bón NPK 30-10-10 hoặc dùng phân cân đối có NPK 20-20-20 hàng tuần, pha loãng hơn liều lượng trên trai để phun, thỉnh thoảng cũng bổ sung thêm B1.
- Phòng ngừa sâu bệnh:
+ Người trồng lan cần lưu ý kiểm tra xem cây có bị sâu, bọ hại hay không để phòng trừ kịp thời.
+ Bệnh: vào mùa hè thì Hoàng Thảo Kèn hay bị nhiễm một số bệnh như thắt gốc, thối nõn, đốm lá, vàng lá, thối nhũn do mùa này thời tiết mưa nắng thất thường. Trời vừa mưa to lan vừa bị ướt sũng mà lại nắng gắt luôn thì lan không thể thích nghi kịp thời nên phải để lan ra chỗ thoáng gió, gió lùa mạnh, và tránh ánh nắng.
- Vào mùa đông là giai đoạn để lan nghỉ ngơi nên chỉ khi thấy cây bị teo, héo thì mới tưới nước. Đến đầu thời kỳ lập xuân (cuối tiết đại hàn đầu tiết lập xuân) thì bón thêm phân kích hoa 10-30-10 đến khi cây nhú nụ thì thôi.
Trên đây là một số phương pháp trồng và chăm sóc dòng hoa Lan Hoàng Thảo Kèn được một số nhà vườn trồng Lan uy tín chia sẻ kinh nghiệm. Các anh chị có thể tham khảo và chia sẻ thêm một số kinh nghiệm giúp bài viết hoàn thiện hơn.
Vật tư trồng Lan chuyên phân phối sỉ lẻ các dòng sản phẩm dùng cho Phong Lan: giá thể, phân bón dinh dưỡng, thuốc đặc trị bệnh...
Mọi thông tin cần hỗ trợ vui lòng liên hệ:
NPP Vật tư trồng Lan
Nghĩa Xuyên - Trung Hòa - Yên Mỹ - Hưng Yên
Hotline: 0975.828.312
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/lan-ken-a51455.html