Khi nhắc tới Business Analyst (BA), nhiều người nghĩ rằng đây là người kết nối khách hàng với đội ngũ lập trình viên. Tuy nhiên thực tế vị trí này đảm nhận nhiều công việc hơn chứ không chỉ đơn thuần là cầu nối giữa 2 bên. Bài viết này TopCV sẽ giúp bạn hiểu rõ Business Analyst là gì, công việc của Business Analyst cũng như những kỹ năng cần có để trở thành mọt BA giỏi.
Business Analyst thường được biết tới là vị trí Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, là người kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế, Business Analyst đảm nhiệm thực hiện cả một quy trình làm việc để giải quyết các vấn đề.
Quy trình này bắt đầu từ việc nhận yêu cầu từ khách hàng, chuyển thông tin này về các cấp quản lý để đưa ra các giải pháp cụ thể, sau đó tiến hành hiện thực hóa các giải pháp này cho doanh nghiệp, khách hàng. Vị trí BA sẽ là người đảm nhận thực hiện tất cả các bước trong quy trình này.
Không phải vấn đề nào cũng cần đến các giải pháp phần mềm để giải quyết. Đó còn có thể là thay đổi các chính sách, quy trình, nhân sự,.. Thông thường BA sẽ đưa ra ra nhiều phương pháp và lựa chọn cách thức tối ưu nhất để đạt được yêu cầu của khách hàng hay doanh nghiệp.
Công việc của Business Analyst sẽ thay đổi tùy theo vai trò mà họ đảm nhận. Trước hết chúng ta sẽ nói về các giai đoạn làm việc của một BA tại bất cứ doanh nghiệp nào.
BA chính là người sẽ tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, làm việc, lắng nghe và hiểu rõ những mong muốn của họ. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ mong muốn của mình. Vì vậy BA còn là người đưa ra những gợi ý, phân tích vấn đề và đưa ra những đề xuất, quy trình ban đầu cho khách hàng.
Sau khi đã xác nhận thông tin từ khách hàng, BA chuyển giao các thông tin này về team nội bộ của doanh nghiệp. Cụ thể BA sẽ phải làm việc với Developer, PM, QC,.. để trao đổi và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.
Bản chất của Business là luôn luôn thay đổi. Vì vậy các yêu cầu có thể thay đổi theo thời gian và cần được cập nhật mới. Và BA sẽ là người phân tích, cập nhật và chỉnh sửa những thay đổi đó trong tài liệu lưu trữ.
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ yêu cầu các vị trí Business Analyst khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động. Cụ thể BA được chia thành 3 vị trí chuyên môn chính như sau:
Management Analyst
Chuyên gia tư vấn quản lý là những người sẽ đề xuất ra phương án cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp. Các phương pháp này chủ yếu hướng tới việc giảm chi phí, tăng doanh thu, tối ưu cách tổ chức và vận hành doanh nghiệp.
System Analyst
Chuyên viên phân tích hệ thống là người làm kỹ thuật, họ nhiều kinh nghiệm và có hiểu biết sâu về các hệ thống. Họ có vị trí quan trọng trong các dự án có độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao.
System Analyst thực hiện phân tích hệ thống hiện tại để xác định các cải tiến cần thiết để có thể thiết kế và xây dựng hệ thống tối ưu hơn. Ngoài ra, họ cũng thực hiện đào tạo và chuyển giao hệ thống mới cho những thành viên khác trong công ty.
Data Analyst
Chuyên gia phân tích dữ liệu đảm nhiệm việc thu thập thông tin, dữ liệu và kết quả đạt được từ các hệ thống, phần mềm. Sau đó họ trình bày các dữ liệu này theo sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, các báo cáo,... Từ đó đưa ra dự đoán về xu hướng người dùng và các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.
>> Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí Business Analyst?
Tìm việc Business Analyst
Nhiều người lầm tưởng rằng Business Analyst là vị trí đặc thù trong ngành IT. Tuy nhiên thực tế BA là công việc rất rộng và tồn tại trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một BA, tuy nhiên bạn cần xác định rằng mình thuộc nhóm người nào trong 3 nhóm dưới đây để có định hướng phù hợp:
Nhóm người này có thể là lập trình viên, chuyên viên kiểm tra phần mềm, Developer,.. Và để trở thành một BA thì họ chỉ cần bổ sung thêm các kiến thức về các nghiệp vụ khác như: nhân sự, tài chính,..
Nhóm người này không quá khó khăn trong việc trở thành một BA. Bởi họ có nền tảng vững chắc về IT và chỉ cần bổ sung thêm các kiến thức chuyên ngành theo mỗi dự án cụ thể. Ngoài ra, kỹ năng mềm cũng là thứ mà nhóm người này phải rèn luyện thêm nếu muốn trở thành một BA giỏi.
Nhóm thứ 2 là những người hoạt động trong ngành kinh doanh, marketing,... và có định hướng trở thành Business Analyst. Lợi thế của nhóm người này là họ có kỹ năng giao tiếp, thương lượng và đàm phán tốt. Bởi các ngành nghề cũ yêu cầu họ phải năng động, linh hoạt để giải quyết các vấn đề.
Tuy nhiên nếu muốn chuyển mình sang lĩnh vực BA thì nhóm người này cần nỗ lực bổ sung các kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, quy trình, hệ thống của doanh nghiệp. Như vậy họ mới có thể tư vấn chi tiết và chính xác cho khách hàng.
Bởi không có nền tảng kỹ thuật nên nhóm người này chỉ phù hợp cho vị trí Business Analyst ở các doanh nghiệp chỉ chuyên về một mảng nhất định. Họ kết nối với khách hàng để đưa ra những giải pháp cải tiến, tối ưu hóa hệ thống hoặc phần mềm của doanh nghiệp.
Nhóm người thứ 3 thường là những lập trình viên, quản lý dự án lâu năm với nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có kiến thức chuyên sâu về IT và cả những lĩnh vực khác. Có thể nói nhóm người này có khả năng trở thành BA nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Tuy nhiên nhược điểm của những người này là họ thường bị đóng khung bởi những kiến thực, kinh nghiệm của mình. Vì vậy nếu muốn chuyển hướng sang Business Analyst thì họ cần phải cập nhật các công nghệ mới và thay đổi mindset linh hoạt theo từng trường hợp.
Khám phá những kỹ năng cần có ở một Business Analyst:
Giao tiếp là kỹ năng tất yếu mà một BA giỏi cần phải có. Tính chất công việc của Business Analyst là phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, từ khách hàng tới các phòng ban trong công ty, leader, quản lý,..
Vì vậy BA phải có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt để giúp mọi người hiểu rõ các vấn đề xung quanh dự án. Ngoài ra, người làm BA cũng cần thông thạo ngoại ngữ và giao tiếp bằng văn bản để phục vụ cho các dự án nước ngoài.
Như đã nói ở trên, nếu BA không có nền tảng về công nghệ chỉ có thể làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh ở một lĩnh vực nhất định. Nhưng khi là một BA giỏi, bạn sẽ không bị hạn chế ở một lĩnh vực làm việc cụ thể nào.
Và để thực hiện điều này, bạn cần trau dồi các kỹ năng IT, kỹ năng công nghệ. Lúc đó, bạn sẽ am hiểu tường tận về các ứng dụng công nghệ, hệ thống doanh nghiệp đang sử dụng. Như vậy bạn mới có thể giải thích và định hướng các giải pháp đúng đắn cho khách hàng, đồng thời giao tiếp tốt với team kỹ thuật.
BA là người tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy nếu muốn làm tốt vị trí này, bạn cần có các kỹ năng phân tích nhu cầu của khách hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp, sản phẩm phù hợp và đáp ứng cho các nhu cầu đó.
Ngoài ra, Business Analyst cũng là người thu thập khảo sát, đánh giá của người dùng về các sản phẩm. Lúc này bạn cần có kỹ năng phân tích số liệu, bảng khảo sát để đưa ra phương án cải thiện, tối ưu sản phẩm.
IT là ngành thay đổi liên tục và nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, các giải pháp ban đầu bạn tư vấn cho khách hàng chưa chắc chắn sẽ thực hiện được và bạn phải tìm kiếm cách giải quyết khác. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một Business Analyst giỏi phải có kỹ năng xử lý vấn đề nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu công việc.
Đây là kỹ năng bắt buộc mà một BA cần phải có. Bởi đây là vị trí làm việc với rất nhiều bên: khách hàng, quản lý và các team kỹ thuật. Nếu không có kỹ năng quản lý, lập kế hoạch dự án, nhân sự, ngân sách, thời gian,.. thì bạn sẽ không đảm bảo được tiến độ và yêu cầu của dự án.
Mức lương Business Analyst tại Việt Nam sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và năng lực mỗi cá nhân. Theo đó, mức lương phổ biến cho vị trí này thường giao động trong khoảng sau:
Nhìn chung, mức lương ở vị trí BA khá cao so với các lĩnh vực khác trên thị trường. Vì vậy đây cũng là nhóm ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong nhiều năm trở lại đây.
BA là ngành HOT trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm cho vị trí này luôn sôi động trên các nền tảng tuyển dụng. Tuy nhiên không ít người muốn chuyển hướng sang lĩnh vực này cảm thấy bối rối khi không biết tìm việc Business Analyst ở đâu nhanh chóng nhất.
TopCV chính là giải pháp tìm việc phù hợp với những người đang tìm kiếm công việc ở vị trí BA. Bạn có thể tìm kiếm các vị trí thực tập, junior, senior hay cả cấp quản lý trong lĩnh vực BA tại nền tảng này. Đồng thời, TopCV hỗ trợ người sử dụng tạo CV đẹp theo các mẫu có sẵn. Bạn có thể sử dụng CV vừa tạo để ứng tuyển nhanh các tin tuyển dụng việc làm với đãi ngộ hấp dẫn.
Tạo CV ngay
Ngành Business Analyst là ngành HOT và có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên để trở thành một BA yêu cầu bạn phải rèn luyện nhiều kỹ năng và cập nhật kiến thức công nghệ liên tục. Với những thông tin Business Analyst (BA) là gì và công việc của BA, hy vọng bạn đã hiểu hơn về nhiệm vụ và thu nhập của nghề Business Analyst để có định hướng công việc phù hợp trong tương lai.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/nhan-vien-ba-a50547.html