Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là một trong những ngành nghề luôn nằm trong Top được thí sinh lựa chọn nhiều nhất trong mỗi mùa tuyển sinh đại học. Vậy, ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành học gì, ra trường làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo của khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam
Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là gì?
Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là ngành học bao gồm tổng hợp các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, điều hành du lịch, gồm 04 lĩnh vực:
Sinh viên tốt nghiệp ngành học này có thể lựa chọn “khởi nghiệp” với 1 trong 4 lĩnh vực để phát triển bản thân. Do đó, sinh viên lựa chọn ngành học này được xem là có cơ hội việc làm lớn nhất trong ngành Du lịch.
Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành học gì, ra trường làm gì là băn khoăn của tất cả các bạn trẻ trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề.
Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành học gì?
>>> Xem thêm: Profile "xịn sò" của cán bộ, giảng viên khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam
Sinh viên theo học Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ được tiếp cận, nghiên cứu và học tập về các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, như: Địa lý du lịch Việt Nam, Văn hóa và Phong tục tập quán, Tâm lý và giao tiếp ứng xử, thống kê du lịch, Quản trị sự kiện - Mice, Quản trị Logistics trong dịch, Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch, Quản trị kinh doanh khách sạn - lữ hành…
Đặc biệt, ngành học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức, năng lực chuyên sâu về ngành du lịch, như: Nghiệp vụ và quản lý về Lễ tân, Buồng phòng, Nhà Hàng; Nghiệp vụ Hướng dẫn viên, Điều hành và thiết kế Tour, Đại lý lữ hành...
Đặc biệt, sinh viên khoa Du lịch Đại học Đại Nam được rèn kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở thực hành của trường với hệ thống khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao và công ty lữ hành.
Sinh viên khoa Du lịch Đại học Đại Nam học thực hành tại hệ thống khách sạn thực hành của trường.
Nắm bắt được xu hướng phát triển, hội nhập toàn cầu về đào tạo và mức độ cần thiết về ngôn ngữ cũng như lợi thế cạnh tranh trên thị trường việc làm, Khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam đã xây dựng chương trình đào tạo giúp sinh viên tiếp cận, khơi dậy năng lực về ngoại ngữ thứ hai. Theo đó, ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, sinh viên khoa Du lịch được chọn thêm 1 trong 3 ngoại ngữ Trung/Nhật/Hàn để học.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được chú trọng phát triền toàn diện các học phần Kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán, xử lý tình huống, thuyết trình…
Học Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành ra trường làm gì?
>>> Xem thêm: “Đột nhập” hệ thống khách sạn thực hành và công ty lữ hành“đẳng cấp” của sinh viên Du lịch DNU
Theo Tổng Cục Du lịch Việt Nam, mỗi năm toàn ngành cần thêm khoảng 40.000 lao động. Trong khi đó, số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường mỗi năm chỉ khoảng 15.000 và chỉ có hơn 12% trong số đó có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên.
Báo cáo tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam những năm gần đây cũng cho thấy chỉ có 43% lao động trong ngành được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hơn 50% lao động rất yếu về ngoại ngữ.
Điều này cho thấy, nhu cầu nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao của ngành Du lịch đang rất lớn. Nhất là trong thời điểm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ngành Du lịch Việt Nam sẽ mở cửa toàn bộ trở lại từ 15/03/2022.
Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Quản trị Du lịch và Lữ hành có thể đảm nhiệm các vị trí công việc, như:
Mặt bằng lương khởi điểm dao động từ 10-15 triệu/tháng tùy vị trí công việc. Đặc biệt, Du lịch - Lữ hành là ngành nghề không giới hạn về mức thu nhập và có khả năng phát triển bản thân rất tốt.
>>> Xem thêm: Review "cực chất" về khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam
Khách sạn 5 sao Rosamia Đà Nẵng - một trong những khách sạn thực hành của sinh viên Du lịch Đại học Đại Nam.
Các phương thức xét tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Trường Đại học Đại Nam năm 2024
- Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
- Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ).
Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Điểm môn 1 = (TB cả năm lớp 11 môn 1 + TB kỳ 1 lớp 12 môn 1)/2 ; Điểm môn 2, Điểm môn 3 cách tính tương tự Điểm môn 1.
Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Trong đó, Điểm môn 1 = TB cả năm lớp 12 môn 1; Điểm môn 2 = TB cả năm lớp 12 môn 2; Điểm môn 3 = TB cả năm lớp 12 môn 3.
- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYẾT: TẠI ĐÂY
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/hoc-quan-tri-du-lich-va-lu-hanh-ra-lam-gi-a50229.html