Hẳn không ít người tò mò về cách trồng và chăm sóc cây lan chi. Bởi lan chi là một loại cây không chỉ đem tới vẻ đẹp thẩm mỹ mà có ý nghĩa phong thuỷ vô cùng to lớn. Chính vì thế hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại thực vật này qua những chia sẻ dưới đây nhé
Theo như nhiều nghiên cứu, lan chi có nguồn gốc đến từ châu Phi. Nhà khoa học Carl Peter Thuderberg đã đặt tên khoa học cho loài thực vật này là Anthericum Comosum vào năm 1974.
Sau đó nhà nghiên cứu Henri Antoine đã xếp lan chi vào nhóm chi lục thảo, thuộc họ Asphodelaceae (họ Tỏi rừng). Loại cây này thích hợp sinh trưởng ở khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam và Thái Lan do có nguồn gốc tới từ lục địa đen.
Nhìn bề ngoài chắc hẳn nhiều người lầm tưởng cây lan chi là cỏ, bởi lan chi rất mong manh, yếu đuối. Tuy nhiên trên thực tế loại thực vật này lại có sức sống vô cùng mãnh liệt. Bạn có thể hiểu rõ về đặc điểm chung của lan chi qua những chia sẻ dưới đây:
Một loại cây thường bị nhầm lẫn nhiều nhất với cây lan chi chính mà mẫu tử. Lý do chính là dáng lá của hai loại cây này khá giống nhau, đều hình mác, có sọc. Ngoài ra cả hai loại cây này đều rất dễ trồng và ưa thích môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt lan chi với mẫu tử qua những đặc điểm sau đây:
Tạo cho không gian sự hài hòa
Trong môi trường nắng tán xạ bán phần, lan chi được xếp đầu tiên trong danh sách những cây cảnh thích hợp nhất. Chính vì thế lan chi thường được trồng nhiều trong nhà, treo ngoài ban công hoặc hiên để làm cảnh.
Khả năng đem tới một không gian sống hài hoà được nâng lên đáng kể với vẻ ngoài đẹp mặt, những tán lá thuôn dài mà lan chi mang đến. Đặc biệt vì những tán lá sẽ rủ xuống nên tạo nên một vẻ đẹp rất riêng khi gia chủ trên trên ban công hay hiên nhà.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những Vật Dụng Trang Trí Nhà “Nhỏ Mà Có Võ”
Thanh lọc không khí
Giống như bất kể loại thực vật nào khác, cây lan chi cũng hỗ trợ quá trình thanh lọc không khí hiệu quả. Lan chi có thể hấp thụ tối đa 95% những khói bụi độc hại có trong không khí. Đặc biệt hơn điều này giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tác nhân gây ung thư hiệu quả.
Hơn thế nữa, cỏ lan chi còn có thể hấp thụ sóng điện từ có trong những thiết bị điện tử ở mỗi gia đình như tủ lạnh, lò vi sóng, điện thoại, TV,…
Bạn bận rộn với các công việc ngoài xã hội, bạn không có thời gian để dọn dẹp nhà cửa? Bạn cần một người phụ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa và đem lại môi trường sống sạch sẽ, trong lành mỗi khi bạn và gia đình trở về? Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee, các Chị Ong Cam với các kỹ năng dọn dẹp chuyên nghiệp luôn sẵn sàng có mặt tại nhà bạn mọi lúc bạn cần.
Tải app bTaskee và đặt lịch các dịch vụ tiện ích gia đình ngay!
Thảo dược trong Đông Y
Ngoài ra, cây lan chi còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh Đông Y. Loại cây này được mệnh danh là “thần dược” giúp dưỡng âm, giải độc và nhuận phổi cho con người. Đặc biệt khả năng tiêu sưng tán viêm của lan chi rất đáng kinh ngạc.
Để tăng hiệu quả điều trị bệnh loại cây này thường kết hợp cùng với nhiều loại thuốc khác nhau. Hơn thế nữa, lan chi còn dùng để điều trị chứng khó tiêu, kiết lỵ, tiêu chảy hay thanh nhiệt giải độc,… rất vượt trội.
Theo phong thuỷ, lan chi đem tới nhiều điều may mắn, hút tài lộc và khiến gia đình sung túc, giàu sang, phú quý. Khi trồng lan chi trong nhà cuộc sống sẽ luôn êm ấm, gia đình hạnh phúc.
Cây lan chi phù hợp với gia chủ mệnh Kim và mệnh Thuỷ. Gia chủ của hai cung mệnh này nếu như trồng lan chi sẽ đem tới tài lộc, thành công cũng như may mắn.
Còn tuổi thích hợp trồng lan chi trong nhà nhất là tuổi Mùi. Những người tuổi Mùi sẽ gặp nhiều may mắn và hạnh phúc hơn nếu như trồng loại cây này ở trong nhà.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mệnh Thuỷ Hợp Cây Gì Để Bàn Làm Việc Giúp Hút Tài Lộc?
Do là một loại cây dễ sinh trưởng phát triển nên cách trồng và chăm sóc cây lan chi không hề khó. Khi trồng lan chi tại nhà bạn nên chọn loại đất nhiều dinh dưỡng, có độ xốp, khả năng thoát nước tốt.
Loại đất mùn rất thích hợp trồng lan chi. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm phân, tro trấu, xơ dừa để độ dinh dưỡng của đất cũng như khả năng thoát nước tăng lên.
Bạn có thể chọn trồng cây trong vườn hoặc trong chậu. Tuy nhiên nên nhớ rằng phải đặt cây ở giữa hố đất đã đào hoặc giữa chậu rồi nhẹ nhàng ấn đấy để cây đứng vững. Sau đó hãy tưới một lượng nước vừa phải, tránh tình trạng ngập ảnh hưởng tới tình trạng thoát nước.
Cách chăm sóc cây lan chi cũng không hề quá phức tạp. Bạn cần phải lưu ý những kỹ thuật chăm sóc loại cây này như sau:
Điều kiện xung quanh
Phòng trừ sâu bệnh
Để phòng trừ sâu bệnh cho cây bạn cần phải bón phân với lượng vừa đủ. Ngoài ra điều chỉnh lượng nước tưới tiêu hợp lý. Nếu thấy trường hợp cây úa vàng hay sâu bệnh cần phải xử lý càng sớm càng tốt.
>>>Xem thêm: Những cách chăm sóc cây cảnh trong nhà luôn xanh tươi
Hy vọng những thông tin bTaskee chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây lan chi. Mong rằng những kiến thức mà bài viết này sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc loại cây này một cách tốt hơn.
Xem thêm các nội dung tương tự:
Hình ảnh: Canva
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cay-co-lan-chi-a50158.html