Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo trong gan. Một lá gan khỏe mạnh, hoạt động tốt sẽ chứa một lượng chất béo nhỏ, tuy nhiên nếu lượng chất béo này vượt quá 5% trọng lượng của gan thì có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ được phân loại dựa trên nguyên nhân và các tình trạng liên quan như sau: [1]
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ quá nhiều chất béo trong gan
Diệp hạ châu (hay còn gọi là cây chó đẻ, cây chó đẻ răng cưa, cây cau trời) là loài cây mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và thu hoạch quanh năm để sử dụng.
Trong Đông y, diệp hạ châu được ứng dụng để chữa trị các bệnh về gan hiệu quả nhờ có tính mát và vị hơi đắng mang lại nhiều tác dụng dược lý như tiêu viêm, tán ứ và giải độc gan. Toàn bộ cây đều được sử dụng làm thuốc.
Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng các thành phần hóa học như triacontanal, phyllanthin và hypophyllanthin trong cây diệp hạ châu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan. [2]
Cách sử dụng cây diệp hạ châu để chữa bệnh gan nhiễm mỡ: Phần thân và lá cây đem phơi khô sau đó bảo quản trong túi đựng. Mỗi lần sử dụng thì đem ra hãm lấy nước uống hằng ngày.
Hoạt chất trong cây diệp hạ châu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan
Lá sen (hay còn gọi là hà diệp, liên diệp) là một loại lá phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở những vùng đầm lầy hay ao hồ ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Tây Nam Bộ. Lá sen thường được thu hoạch quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 7 đến tháng 9. [3]
Theo y học cổ truyền lá sen có vị đắng và tính bình, được quy vào ba kinh là Tỳ, Vị và Can mang lại công dụng đối với gan và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lá sen có tác dụng hiệu quả trong việc giảm béo, chống xơ vữa động mạch và giải độc nấm do có chứa nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt. [4]
Dân gian ta từ lâu đã sử dụng lá sen như một vị thuốc quý trong bài thuốc hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 20g hà diệp, 20g hạ khô thảo, 20g mạn kinh tử cùng 5 quả ô mai. Đem sắc với 1 lít nước đến khi còn phân nửa, lọc bỏ bã. Chia làm nhiều lần uống, mỗi ngày 1 thang. [3]
Lá sen hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, nóng gan
Cây nhân trần (hay còn gọi là hoắc hương núi) là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, mọc hoang và được trồng nhiều ở các vùng đồi núi nước ta như Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Theo y học hiện đại nhân trần có tác dụng tăng tiết dịch mật, kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm phổi, viêm não. Đồng thời dược liệu này còn giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể do chứa lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid, chất coumarin và polyphenol. Chính những tác dụng này mà nhân trần thường được sử dụng với mục đích bảo vệ gan và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. [5]
Nhân trần đã được ứng dụng trên lâm sàng trong đợt cấp viêm gan virus, giúp cải thiện các chỉ số men gan, bilirubin, giảm vàng da, mệt mỏi và giảm cảm giác đau ở vùng gan. [6]
Toàn bộ cây đều được sử dụng làm thuốc dưới dạng sắc lấy nước hoặc pha trà uống. Liều dùng mỗi ngày là 20-63g. [5]
Cây nhân trần được sử dụng trong bảo vệ gan và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Cây vọng cách (hay còn được biết đến với tên khác là cách, cách biển hay lá cách) là loại cây mọc hoang khá phổ biến ở nước ta. Trong Đông y, lá cách được dùng để phòng ngừa và chữa một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan. [7]
Một số thử nghiệm trên chuột cho thấy lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau. Ngoài ra, cao lỏng lá vọng cách được chứng minh là có hiệu quả giúp làm giảm men gan ALT và biểu hiện tổn thương gan, mật độ mô gan mềm hơn, ít bạc màu, đồng thời hạn chế các điểm tổn thương. [7]
Ngoài ra, premarin và ganiarin trong vọng cách có tác dụng cường giao cảm giúp tăng tiết nước bọt và tăng nhu động ruột. Điều này giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng và khó tiêu, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn.
Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ bằng lá cách: Chuẩn bị một thang thuốc gồm 30g lá vọng cách, 20g lá dành dành hoặc chi tử (nếu đầy bụng thì thêm 15g vỏ quýt lâu năm), 5g đậu đen, 10g cỏ mần trầu, 10g râu ngô và 20g nhân trần. Tất cả đem sao vàng hạ thổ và sắc lấy nước, uống khi còn ấm trước hoặc sau ăn 30 phút. [7]
Để đạt hiệu quả trong điều trị bạn nên uống trong vòng 30 ngày nếu bệnh cấp tính và uống kiên trì trong 1-3 tháng nếu bệnh mạn tính.
Tuy nhiên, ngoài những tác dụng trên gan, lá vọng cách còn làm huyết áp tăng cao. Vì vậy cần phải lưu ý khi sử dụng trên bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp.
Cây vọng cách làm giảm men gan trên mô hình thực nghiệm ở chuột
Cà gai leo (hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh) là một loại cây được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Từ xa xưa, nhân dân ta đã sử dụng rễ và thân cà gai leo trong điều trị những bệnh về gan và dùng để thanh lọc, giải độc cơ thể.
Ngày nay, dưới góc nhìn của y học hiện đại, người ta chỉ ra rằng hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giải độc và hạ men gan. [8]
Cách dùng trà cà gai leo như sau: Sử dụng 50-60g cà gai leo khô. Rửa sạch rồi cho vào ấm trà. Hãm trà hai lần với nước sôi:
Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Cây lô hội (hay cây nha đam) là loài cây du nhập vào nước ta và được trồng nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Thành phần hóa học chủ yếu trong cây gồm các monosaccharid và polysaccharid, acid béo chưa bão hoà và prostaglandin, enzym và nhóm anthraglycosid mang lại nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe như kháng khuẩn, chống viêm, nhuận tràng,... Chính những thành phần này mà lô hội được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh như táo bón, tiểu đường, bảo vệ gan và giảm viêm xương khớp,... [9]
Nghiên cứu của Nomaguchi và cộng sự đã chỉ ra rằng phytosterol trong lô hội có thể làm giảm mỡ trong cơ thể và chất béo trung tính trong gan ở những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo. [10]
Cách sử dụng bài thuốc điều trị xơ gan cổ trướng như sau: Chuẩn bị một nắm lá nha đam, sau đó gọt bỏ vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn cùng với 500ml mật ong nguyên chất. Uống hỗn hợp này trước bữa ăn 15 phút. Uống 3 lần mỗi ngày và mỗi lần uống khoảng 20ml. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngừng. [9]
Hoạt chất trong cây lô hội có tác dụng bảo vệ gan
Theo Đông y, chè xanh có tính hàn, vị chát, ngọt, đắng, hơi chua, không độc. Vào tâm, can, tỳ, phế, thận. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, làm bền mạch máu, trị hoại huyết, sát khuẩn và làm lành những thương tổn.
Lá chè chứa vitamin C, catechin và các khoáng chất có tác dụng bảo vệ gan, giảm lượng chất béo triglycerid tích trữ và ổn định chỉ số men gan. [11]
Chính vì vậy, chè xanh rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ với bài thuốc sau: Hãm 3-5g lá chè, 10g uất kim với 300ml nước sôi. Sau đó lấy nước uống. [12]
Chè xanh được cho là an toàn với sức khỏe nên bạn có thể dùng với liều lượng lớn (khoảng 200g/ ngày). Tuy nhiên, hàm lượng lớn cafein trong chè xanh có tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Do đó không nên sử dụng lúc bụng đói hay uống vào buổi tối, nên dùng chè xanh vào sáng sớm để đầu óc tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc, học tập. [11]
Hoạt chất trong lá chè có tác dụng bảo vệ gan
Một nghiên cứu thực hiện trên chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu cholesterol đã chỉ ra rằng khi cho chúng ăn hỗn hợp thực vật gồm rau cần tây, rau diếp xoăn và lúa mạch ở nồng độ 5% mỗi loại thì có dấu hiệu ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, tăng bài tiết axit mật trong phân, tăng cường lecithin huyết tương và làm giảm nồng độ men gan, giảm lipid máu tăng cao hiệu quả hơn so với nhóm đối chứng. [13]
Sử dụng rau cần trong chữa bệnh bằng cách làm nguyên liệu cho các món ăn chính, ví dụ như canh rau cần với thịt lợn nạc.
Các acid amin trong lá rau cần tây có tác dụng làm giảm cholesterol máu
Cây nhọ nồi (hay cỏ nhọ nồi) là một loại cây phân bố ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500m. Người ta thường thu hái toàn bộ phần trên mặt đất trước khi cây ra hoa để làm thuốc.
Trong nhọ nồi chứa các dẫn chất coumestan là wedelolacton, stigmasterol và sitosterol có tác dụng bảo vệ gan. [14]
Bài thuốc sử dụng cỏ nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ như sau: Chuẩn bị một thang thuốc gồm 30-40g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, 15g trạch tả và 15g đương quy. Đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.
Cây nhọ nồi giúp tăng cường chức năng miễn dịch của gan
Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được du nhập vào Việt Nam, phổ biến ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo. Người ta thường dùng lá và hoa Atiso để làm thuốc chữa bệnh.
Các dưỡng chất trong Atiso có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu và cung cấp vitamin cho cơ thể.
Cách sử dụng đơn giản như sau:
Các dưỡng chất trong atiso có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan
Mã đề là loại cây thân ngắn, phân bố rộng rãi khắp nơi trên đất nước ta, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và thu hái. Người ta thường sử dụng lá và hạt của cây mã đề làm dược liệu với công dụng mát gan, chữa ho, tiêu đờm, chữa chứng tiểu dắt hoặc bí tiểu,…
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cao cồn mã đề có tác dụng bảo vệ đối với những tổn thương gan được gây ra bởi carbon tetraclorid trên động vật. Bên cạnh đó hoạt chất aucubin chiết xuất từ hạt mã đề có thể chống ngộ độc nấm Amanita. [14]
Có rất nhiều cách để sử dụng mã đề như giã hoặc nấu nước uống. Liều lượng hằng ngày từ 10-20g bằng cách sắc trong túi vải.
Trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau với công dụng làm mát gan: Chuẩn bị dược liệu, mỗi vị 20g gồm: hạt mã đề, mật mông hoa, hạt muồng, bạch tật lê, khương hoạt, long đởm thảo, hoàng cầm, cúc hoa. Đem nghiền chung tất cả thành bột mịn. Sau đó mỗi ngày dùng 12g uống với nước cháo, uống 3 lần/ ngày. [16]
Lá và hạt của cây mã đề có công dụng làm mát gan
Diếp cá là một loại rau quen thuộc với người dân Việt Nam trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài công dụng làm rau sống, diếp cá còn có những tác dụng có lợi khác đối với sức khỏe mà ít ai biết đến.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cho những con chuột được nuôi bằng chế độ giàu chất béo sử dụng diếp cá thì lượng triglycerid, LDL-C đã giảm đáng kể và tăng tổng hợp HDL-C so với nhóm đối chứng. Do đó, diếp cá có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ do chế độ ăn giàu chất béo gây ra thông qua việc điều chỉnh giảm tích lũy lipid trong huyết tương và gan. [17]
Theo y học cổ truyền diếp cá có tính mát nên được dùng với mục đích thanh nhiệt cơ thể và giải độc.
Diếp cá được sử dụng để làm mát, thanh nhiệt cơ thể và giải độc
Những loại lá trên chỉ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên kết hợp với những biện pháp sau đây.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp bổ sung đủ dinh dưỡng
Hãy xây dựng cho mình một chế độ tập luyện định kỳ. Tập thể dục, thể thao không chỉ giúp bạn tăng sức đề kháng mà còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn nên chọn những phương pháp luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể chất và độ tuổi đồng thời tránh luyện tập quá sức.
Luyện tập thể dục thể thao định kỳ để tăng sức đề kháng
Dù bạn có đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ hay không thì hãy tạo cho bản thân thói quen khám chức năng gan định kỳ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Tuy nhiên, nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng của bệnh như đau và khó chịu ở bụng trên bên phải, chán ăn, vàng da và mắt, nước tiểu vàng hoặc sậm màu thì cũng đừng hoảng loạn hay lo sợ mà hãy bình tĩnh đến các sơ sở y tế để thăm khám và tuyệt đối tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Khám chức năng gan định kỳ để hiểu rõ hơn về sức khỏe của bản thân
Xem thêm
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/thuoc-nam-tri-gan-nhiem-mo-mau-nhiem-mo-a49205.html