Cây Sa kê có tên Tiếng Anh là Breadfruit. Đây là một loài cây được dùng phổ biến làm thực phẩm. Bên cạnh đó, Sa kê còn được dùng để làm thuốc. Nó được dùng ở nước ta để trị bệnh gút, sỏi thận, viên gan vàng da, tiểu đường. Bài viết này trình bày cụ thể về Sa kê và công dụng, cách dùng của nó.
Sa kê còn có tên gọi khác là Arbre à painvrai. Tên khoa học là Artocarpus incisa L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae)
Sa kê là cây thân gỗ, cao 10-12 m có thể tới 15-20 m. Thân cây thường có đường kính khoảng 90 cm. Tán lá lớn, phiến lá rất to dài 30-50cm, rộng 10- 12cm, chia thùy lông chim nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhị. Cũng có khi hoa đực tụ họp hình dạng như đuôi con sóc. Cụm hoa cái hình cầu, cũng có khi hình ống. Quả Sa kê là quả kép rất to, gần như tròn hoặc hơi hình trứng, có đường kính 12- 20 cm, vỏ màu xanh lục nhạt hay vàng nhạt. Thịt quả rất nạc và trắng, chứa nhiều bột. Quả Sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có những quả có hạt chìm trong thịt quả.
Trong bột quả sa kê có 2-3 hoặc 6% nước, 3,2% muối vô cơ, 0,2 đến 1,17% chất béo, 1,1 đến 4,09% chất đạm, 64 đến 85% tinh bột, đường, dextrin, 2-3% độ tro.
Hạt Sa kê chứa ba loại lectin khác nhau (Frutalin, Frutapin và Frutackin). Frutalin là một glycoprotein có đặc tính kháng u và có khả năng phát hiện dấu ấn sinh học khối u đã được báo cáo.
Ở phương Tây, quả sa kê có tác dụng gì? Sử dụng cho các bệnh viêm khớp, hen suyễn, đau lưng, chữa lành vết thương, nhiễm trùng tai và các bệnh chứng khác. Tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng khoa học nào chứng minh những công dụng này.
Người ta cho rằng Sa kê có thể làm giảm huyết áp bằng cách giảm nhịp tim và làm yếu lực co bóp cơ tim.
Theo Y học cổ truyền, rễ Sa kê có tính làm dịu, trị ho. Vỏ cây có tác dụng sát khuẩn. Tác dụng của lá sa kê là tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Ở một số nước, rễ cây Sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da. Vỏ sa kê dùng trị ghẻ. Nhựa sa kê được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ. Còn lá của Sa kê tươi được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Ở nước ta, người dân dùng lá sa kê chữa phù thũng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá sa kê tươi để uống.
Từ lâu ở Pháp, người ta đã thu hái quả Sa kê về lùi trong tro nóng hoặc nướng trên than hồng để ăn. Ở Ấn Độ, quả Sa kê thậm chí được coi như một món ăn cao cấp. Người ta cắt quả thành từng lát mỏng, chiên với mỡ hay với bơ, hương vị giống như những miếng bánh mì rán. Ngoài ra, họ còn dùng quả Sa kê nấu món cari, rang, xay thành bột để chế ra nhiều món ăn hằng ngày.
Ở một số nước, người ta dùng quả Sa kê còn xanh cho lên men rồi chế thành món “po poi” giống như pho mát. Đó là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, phối hợp với bánh bột quả sa kê để làm các loại bánh ngọt, ngon và bổ. Có nơi lại dùng quả sa kê xanh nấu với cá và tôm. Hoặc đem luộc, rồi thái lát phơi khô nấu với gạo. Do đó, thế giới thường biết cây này với tên Breadfruit - “cây bánh mì”.
Khi dùng để làm thực phẩm, quả và hạt của Sa kê là an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên không có đủ thông tin có sẵn để biết liệu Sa kê có an toàn như một loại thuốc hay các tác dụng phụ có thể xảy ra hay không. Khi dùng sa kê, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Lá sa kê đã vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50 g, lá chè xanh tươi 20 g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.
Lá Sa kê còn tươi 100 g, dưa leo 100 g, cỏ xước khô 50 g. Cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.
Lá sa kê (loại lá đã già) 100 g, quả đậu bắp tươi 100 g, lá ổi non 50 g. Tất cả đem nấu chung cho 70 0ml nước, nấu còn 40 0ml uống thay trà hàng ngày, 15 ngày 1 liệu trình.
Tóm lại, Sa kê là một loại cây quý, ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm còn được dùng làm thuốc. Tuy nhiên không có nhiều bằng chứng về việc điều trị bệnh của Sa kê. Tác dụng của trái sa kê là sử dụng để sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, trị ho, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da, ghẻ, tiêu chảy và lỵ. Khi muốn sử dụng Sa kê để trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cong-dung-cua-trai-sake-a48941.html