WiFi phụ không có mạng do nhiều nguyên nhân như lỗi cài đặt, cục phát WiFi xuất hiện vấn đề, nhà mạng giới hạn băng thông,.. khiến bạn đứng ngồi không yên vì không biết cách khắc phục? Vậy 13 nguyên nhân phổ biến và cách xử lý đơn giản TP-Link đã tổng hợp và đúc kết dưới đây sẽ giúp bạn có được hướng giải quyết hoàn hảo nhất. Mời bạn theo dõi!
13 nguyên nhân và cách xử lý WiFi phụ không có mạng
1. 5 cách khắc phục WiFi không có mạng do lỗi cài đặt 1.1. Do cài đặt sai cách 1.2. Trùng địa chỉ IP hoặc trùng lớp mạng 1.3. Chưa thiết lập IP tĩnh 1.4. Do thiết lập chế độ PPOE 1.5. Do địa chỉ MAC bị chặn 2. 4 cách khắc phục WiFi không có mạng do lỗi cục phát 2.1. Cục phát bị nóng 2.2. Cục phát đã cũ và đến lúc thay mới 2.3. Cục phát bị reset 2.4. Cục phát hoạt động lâu ngày không khởi động lại 3. 4 cách khắc phục WiFi không có mạng do các lỗi khác 3.1. Do dây cáp lỏng 3.2. Do anten đặt sai hướng 3.3. Do vị trí đặt cục phát chưa hợp lý 3.4. Do nhà mạng giới hạn băng thông
Khi WiFi phụ không kết nối mạng, không ít người dùng sẽ nghĩ vấn đề xuất phát từ cục phát Router WiFi bị hỏng hoặc do lỗi khách quan từ nhà sản xuất mà quên mất lỗi quan trọng nhất đến từ việc thiết lập sai cài đặt Router WiFi. Theo đó, một số nguyên nhân và cách xử lý WiFi không có mạng do lỗi cài đặt bạn cần quan tâm đó là:
1- Nguyên nhân: Mỗi thiết bị Router WiFi đều sẽ có quy trình thiết lập riêng, do đó nếu lắp đặt sai dây kết nối hoặc cài đặt sai kỹ thuật sẽ khiến WiFi không thể kết nối mạng.
2- Cách khắc phục: Bạn chỉ cần thiết lập lại các bước cài đặt tương ứng với dòng Router WiFi phụ bạn đang sử dụng như: Router WiFi cắm dây, Router WiFi lắp sim, Access Point,.... Để dễ dàng thiết lập cài đặt chính xác cho từng dòng Router WiFi, mời bạn tham khảo 6 cách cài đặt Router WiFi đơn giản, nhanh chóng được hướng dẫn chi tiết bỏi TP-Link.
WiFi phụ không có mạng do cài đặt sai cách
1- Nguyên nhân: Trùng địa chỉ IP hoặc trùng lớp mạng là lỗi thiết lập cài đặt phổ biến khiến WiFi phụ không kết nối mạng, thường xảy ra khi địa chỉ IP của Router WiFi phụ và Router WiFi chính cài đặt giống hệt nhau hoặc thuộc cùng một lớp mạng theo quy định chuẩn.
Trùng địa chỉ IP hoặc trùng lớp mạng cũng sẽ khiến WiFi phụ không thể kết nối mạng
Ví dụ: IP của Router WiFi chính là 192.168.1.100 trùng lớp mạng với IP router phụ là 192.168.1.50, hoặc 192.168.10.5 và 192.168.10.20 (cùng thuộc lớp C). Khi đó, nếu Router phụ cài đặt hoạt động ở chế độ chế độ AP (Access Point) hoặc static IP, mạng kết nối sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu Router phụ hoạt động ở chế độ DHCP sẽ gây ra xung đột và WiFi phụ sẽ không truyền phát tín hiệu kết nối Internet được.
2- Cách khắc phục: Đối với vấn đề này, bạn có thể tham khảo hướng xử lý dưới đây:
Bước 1: Mở trình duyệt web và đăng nhập tài khoản trên trang quản trị mạng TP-Link
Bước 2: Thiết lập cài đặt theo 1 trong 2 giao diện Router WiFi phổ biến:
Giao diện màu xanh lá
Lưu lại địa chỉ IP
Giao diện Router WiFi màu xanh lam: Chọn mục “Nâng cao” → “Mạng” → “Mạng LAN” tại menu bên trái → Nhập IP Router WiFi mới vào trường IP và ấn “Lưu”.
Trong mục Nâng cao, chọn mạng LAN
Chọn mục nâng cao và chọn mạng LAN với giao diện xanh đặc trưng
Giao diện người dùng mới
Sau khi thay đổi địa chỉ IP, bạn cần nhập địa chỉ IP Router WiFi mới vào trình duyệt web để đăng nhập vào bộ định tuyến.
1- Nguyên nhân: IP tĩnh là thiết lập quan trọng giúp Router WiFi phụ dễ dàng nhận tín hiệu từ Router WiFi chính và không dội ngược tín hiệu trở về. Do đó, việc chưa được thiết lập IP tĩnh sẽ khiến Router WiFi phụ xuất hiện một số trục trặc liên quan đến kết nối IP, khiến cho tín hiệu truyền phát dội ngược về WiFi chính dẫn đến không thể kết nối mạng.
2- Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng WiFi phụ không kết nối mạng, bạn có thể thiết lập IP tĩnh cho Router WiFi theo 4 bước cơ bản sau:
Khi thiết lập IP Address, bạn không nên thiết lập trùng với địa chỉ IP của các thiết bị khác trong hệ thống mạng.
Hướng dẫn cách thiết lập chế độ IP tĩnh cho Router WiFi đơn giản nhất
1- Nguyên nhân: Trong quá trình cài đặt, kiểu WAN thiết lập sai ở chế độ PPOE cũng là một trong những nguyên dẫn khiến WiFi không có mạng.
2- Cách khắc phục: Để WiFi có thể kết nối mạng trở lại, bạn chỉ cần chuyển đổi chế độ WAN sang Dynamic IP với quy trình chuyển đổi đơn giản sau:
Lưu ý: Để kiểm tra chế độ cài đặt đã chính xác hay chưa, bạn ấn chọn mục “Status”, sau đó chọn “WAN” để xem thiết lập.
Chuyển đổi chế độ WAN sang Dynamic IP đơn giản
Kiểm tra WAN status
1- Nguyên nhân: Trên thực tế, một số nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ quản lý địa chỉ MAC máy tính trong lần đầu đăng nhập và truy cập Internet thông qua hệ thống Cable Modem. Vì vậy, để đảm bảo đường truyền Internet luôn ổn định, nhà cung cấp sẽ không đồng ý cho bạn thiết lập thêm một Router WiFi mới trong mạng Internet, dẫn đến tình trạng WiFi phụ không có mạng.
2- Cách khắc phục: Lúc này để WiFi dễ dàng kết nối được mạng, bạn phải sử dụng chức năng MAC trên Address Cloner trên Router để thiết lập lại cài đặt. Cách làm cụ thể như sau:
Sao chép MAC Address từ máy tính
Đặt MAC Address tùy chỉnh
Bên cạnh lỗi khách quan do cài đặt, các lỗi xuất phát từ cục phát WiFi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng WiFi không thể kết nối mạng. TP-Link sẽ đề cập đến bạn 4 nguyên nhân và cách phục lỗi WiFi không có mạng do lỗi cục phát phổ biến dưới đây:
1- Nguyên nhân: Bộ phát WiFi bị nóng sẽ ảnh hưởng đến chip điện tử và chất lượng phát sóng điện từ, khiến WiFi phụ kết nối mạng kém hơn, thậm chí mất kết nối mạng. Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi bộ phát WiFi hoạt động liên tục 24/24 với công suất lớn hoặc lỗ thoát nhiệt bị cản trở.
Cục phát hoạt động lâu ngày dễ bị nóng
2- Cách khắc phục: Để dễ dàng khắc phục vấn đề này, bạn có thể tham khảo các giải pháp hữu ích sau:
Cục phát hoạt động quá công suất, nhiệt lượng lớn cũng là nguyên nhân cơ bản khiến WiFi phụ không có mạng
1- Nguyên nhân: Thực tế dù muốn hay không cục phát WiFi sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ xảy ra nhiều vấn đề như: Cục phát WiFi không vào điện, không kết nối được mạng, linh kiện hao mòn,...
2- Cách khắc phục: Nếu phát hiện cục phát WiFi gặp một trong các vấn đề trên, thì đã đến lúc bạn nên cân nhắc tìm mua một Router WiFi mới thay thế cho Router WiFi cũ nhằm đảm bảo kết nối mạng ổn định nhất.
Để nâng cấp Router WiFi cũ, mời bạn tham khảo một số sản phẩm Router WiFi TP-Link chính hãng như Archer C64; Archer AX10; TL-WR844N,...
Archer C64 với độ phủ sóng cao
1- Nguyên nhân: Mỗi nhà mạng đều sẽ có một số thiết lập riêng về thông số kỹ thuật trong Modem họ cung cấp và sẽ tiến hành quản lý đường truyền tín hiệu dựa trên các thông số này. Việc bạn reset Modem WiFi sẽ khiến các thông số này mất đi và quay về thông số modem WiFi mặc định chung của nhà sản xuất.
Nếu trong quá trình thiết lập lại cài đặt, bạn không nhớ rõ và điền chính xác thông số modem, Router WiFi sẽ không thể kết nối đến đường truyền tín hiệu nhà mạng được nữa.
Reset Router WiFi làm WiFi phụ không có mạng
2- Cách khắc phục: Cách duy nhất để khắc phục sự cố này chính là liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để được cung cấp lại các thông số và điều hướng cài đặt lại từ đầu cục phát WiFi:
Liên hệ với nhà cung cấp
1- Nguyên nhân: Bộ phát WiFi hoạt động lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đầy bộ nhớ và không thể tự cập nhập các tính năng nâng cao từ nhà mạng, khiến cho WiFi không thể kết nối mạng.
2- Cách khắc phục: Cách xử lý đơn giản nhất là thiết lập Power Cycle Modem và Router:
Nếu các phương án trên vẫn không thể khắc phục tình trạng WiFi không có mạng, có thể cục WiFi phụ gặp các lỗi khác. Bạn hãy tham khảo và thử nghiệm 4 phương pháp sau.
1- Nguyên nhân: Trong quá trình lắp đặt, nếu dây cáp bị lỏng., không khớp với nguồn nối ở cục phát sẽ khiến cho mạng của cục phát WiFi không thể truy cập được.
2- Cách khắc phục: Cách xử lý vấn đề này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra lại và ấn giữ giắc cắm chắc chắn vào khớp nối là hoàn thành.
WiFi phụ không kết nối mạng xảy ra khi dây cáp không khớp với nguồn nối
1- Nguyên nhân: Việc đặt anten sai hướng sẽ khiến đường truyền tín hiệu WiFi đi lệch và không thể tiếp cận đến các thiết bị điện tử cần kết nối Internet trong phạm vi sử dụng bạn mong muốn.
2- Cách khắc phục: Theo lời khuyên từ nhà sản xuất Router WiFi
Đặt anten theo cả hướng ngang và dọc nhằm tối ưu phạm vi phát sóng
1- Nguyên nhân: Bộ phát WiFi đặt ở các vị trí có nhiều vật cản, góc chết trong nhà, gần đồ vật kim loại hay khu vực gần lò vi sóng, bếp từ sẽ ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu và khiến sóng WiFi bị nhiễu, không kết nối mạng. Đây là những vị trí hấp thụ sóng WiFi rất mạnh và tiêu hao khá nhiều tốc độ truyền sóng của cục phát WiFi.
2- Cách khắc phục: Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này đó là đặt bộ phát WiFi ở những khu vực trung tâm trên cao thoáng mát, cách mặt đất từ 2 - 3m, đồng thời không bị ngăn cách bởi các vật cản như tường nhà, cửa tủ, bê tông,... giúp tín hiệu WiFi tỏa đều mọi hướng.
Đặt Router ở vị trí trung tâm
1- Nguyên nhân: Khi xác định nguyên nhân không phải do lỗi cục phát WiFi hay thiết lập cài đặt sai, khả năng cao khiến WiFi của bạn không có mạng có thể là do băng thông bị giới hạn gói cước từ nhà mạng.
2- Cách khắc phục: Với vấn đề này, bạn chỉ cần liên hệ với nhà mạng và nâng cấp gói mạng băng thông là được. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế kết nối mạng với các thiết bị không cần thiết hoặc các ứng dụng/phần mềm chưa sử dụng đến như Youtube, Facebook,... để tiết kiệm tối đa lưu lượng WiFi cho các hoạt động thực sự quan trọng.
Trên đây là 13 nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng WiFi phụ không có mạng đơn giản, hiệu quả tại nhà mà TP-Link đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến WiFi phụ không kết nối mạng, vì vậy bạn cần căn cứ trên dấu hiệu nhận biết và tình trạng WiFi để có hướng xử lý phù hợp nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn đừng quên liên hệ với TP-Link để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Công ty TNHH TP-Link Technologies Việt Nam
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cach-xu-ly-wifi-khong-co-internet-a47494.html