Nghi thức cúng cô hồn đúng cách để tránh “rước vong” vào nhà

Nghi thức cúng cô hồn được xem là một trong những lễ lớn theo đạo Phật trong tháng 7 âm lịch. Nghi thức cúng cô hồn không chỉ cầu mong bình an mà còn thể hiện tinh thần nhân văn.

1. Nguồn gốc của nghi thức cúng cô hồn

Theo truyền thuyết tháng cô hồn, người Việt xưa tin rằng con người có 2 phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, tuy xác bị phân hủy nhưng hồn vẫn sẽ tiếp tục tồn tại.

Tùy theo những hành động khi sống (thiện hoặc ác), hồn có thể được về trời, đầu thai kiếp khác hoặc bị đày xuống địa ngục để chịu dày vò, đau khổ. Những người bị chết oan hoặc gieo nghiệp ác khi chết sẽ thành cô hồn, không được cõi nào tiếp nhận, chịu đói rét.

Trong tháng 7 âm lịch, Diêm Vương cho phép mở cửa âm phủ để tất cả âm hồn được tự do trở lại dương thế, xóa mọi hình phạt từ ngày 2/7 - 15/7.

Vì vậy, cúng cô hồn ngoài việc cầu bình yên còn “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ, lang thang, cả năm phải chịu đói rét không được ai thờ cúng. Đồ cúng cô hồn thường rất đa dạng nhưng luôn có hương, hoa, đèn, gạo, muối, cháo loãng… Bởi người xưa tin rằng các linh hồn phải chịu nhiều dày vò, đau khổ có thực quản nhỏ hẹp, khó nuốt thức ăn thông thường.

Kết thúc nghi thức cúng cô hồn, gia chủ vãi gạo, muối ra sân và đương. Ở nhiều địa phương, người ta cho phép trẻ con “cướp” đồ cúng sau khi đã hoàn thành tất cả các nghi thức cúng cô hồn.

Nghi thức cúng cô hồn đúng cách

2. Cúng cô hồn vào thời gian nào?

Cúng cô hồn có thể tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn). Tuy nhiên thông thường các gia đình thường cúng cô hồn vào buổi chiều ngày 15/7 âm lịch. Bởi theo quan niệm, các cô hồn được thả ra rất yếu, sợ ánh sáng mạnh của mặt trời vào ban ngày nên không dám đến để đón nhật vật phẩm cúng của các gia đình.

3. Sắm lễ cúng cô hồn

Thông thường mâm lễ cũng cô hồn sẽ bao gồm:

4. Văn khấn cúng cô hồn

Đọc bài văn khấn cúng cô hồn dưới đây hoặc tụng nghi thức cúng chúng sinh trong kinh Nhật tụng hoặc bạn có thể tham khảo bài văn khấn đầy đủ sau đây: Văn khấn cúng cô hồn chuẩn xác nhất

Chuẩn bị lễ cúng cô hồn đúng cách

Con tên... tuổi... ngụ tại (thường trú hay tạm trú) số nhà..., phường (xã), quận (huyện)... Ngày hôm nay... tháng... năm .... Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn... về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ và cùng với con niệm Phật cầu vãng sanh. Niệm “Nam mô a di đà phật” 10 lần Niệm “Nam mô đa bảo như lai” 10 lần. Niệm “Nam mô bảo thắng như lai” 10 lần. Niệm “Nam mô quảng bác thân như lai” 10 lần. Niệm “Nam mô diệu sắc thân như lai” 10 lần. Niệm “Nam mô ly bố uý như lai” 10 lần. Niệm “Nam mô cam lồ vương như lai” 10 lần. Khấn cầu mong cho gia đình mạnh khỏe, bình an…

5. Lưu ý trong nghi thức cúng cô hồn

Ngoài đồ lễ và các nghi thức cần chuẩn bị và thực hiện, dưới đây là một số lưu ý trong nghi thức cúng cô hồn:

Trên đây là tất cả những thông tin về nghi thức cúng cô hồn đúng cách. Ngoài ra tháng cô hồn trong dân gian được coi là tháng kị với những điềm xấu dễ xảy ra, tham khảo ngay: 18 điều cấm kị trong tháng cô hồn

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cach-cung-co-hon-ngoai-san-a46677.html