Khi nắng ấm tháng 3 bắt đầu rải xuống cao nguyên đá Hà Giang, xua tan đi cái lạnh tê tái của mùa đông băng giá, ấy là khi cao nguyên đá nở hoa. Hà Giang nhuộm thắm trong sắc hồng của hoa đào nở muộn. Trong khi phần lớn các cao nguyên khác của vùng núi phía Bắc được phủ trắng trong sắc hoa ban thì Hà Giang lại rực rỡ sắc hồng của hoa đào nở muộn. Vào đầu tháng 3, hoa đào Hà Giang bung tỏa, nở rộ nhiều và đẹp nhất. Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để du khách có thể đắm mình trong không gian nồng nàn, đằm thắm của vùng cao nguyên đá Hà Giang.
Đường từ Hà Nội tới Hà Giang rất xa. Phải vượt qua những cung đường đèo núi cheo leo cũng là một thử thách để đến với nơi địa đầu Tổ quốc Hà Giang. Tuy nhiên chính điểm này cũng lại kích thích vô cùng cái tính thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm của những phượt thủ yêu thích du lịch khám phá và đam mê chinh phục những cung đường mới lạ. Hơn nữa, khi vượt qua quãng đường đầy khó khăn ấy, đứng trước một Hà Giang tháng 3 dịu dàng, đẹp đến nao lòng, bạn sẽ không khỏi thổn thức mà đắm say.
Lạc lối với khung cảnh Hà Giang tuyệt đẹp (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu bạn có ý định đi xe máy phượt Hà Nội - Hà Giang bằng xe máy thì có thể chọn một trong các cung đường sau:
- Hà Nội - Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mã Pí Lèng - Mèo Vạc - Bắc Mê - TP Hà Giang - Hà Nội- Mèo Vạc - Lũng Pìn - Mậu Duệ - Du Già - Hà Giang - Hà Nội- Hà Nội - TP Hà Giang - Bắc Quang - Tân Quang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Cốc Pài Lào Cai - Hà Nội
Lựa chọn an toàn hơn cho bạn đó là đi xe khách. Bạn có thể bắt xe khách giường nằm từ bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình lên Hà Giang. Giá vé giao động từ 200.000VNĐ đến 300.000VNĐ. Bạn nên liên hệ trước với nhà xe để đặt chỗ. Sau khi đến Hà Giang bạn có thể thuê xe máy của nhà nghỉ để di chuyển đến những địa điểm tham quan.
Hoa đào Hà Giang màu hồng đậm, cánh dày. Hoa phủ kín những thung sâu, bầu bạn bên vách đá, vắt ngang qua đỉnh đèo, trải những tấm thảm hồng thắm bồng bềnh lên những đồi núi xanh mướt xanh. Nhưng hoa đào cũng gần gũi, dung dị tràn trên mái ngói, vươn tay ôm những bức tường, gắn bó bên những bản làng, những gia đình Hà Giang. Đào thổi vào hồn xuân Hà Giang hương sắc vui tươi, căng tràn nhựa sống. Đào mang theo hơi thở của tình yêu lan tràn khắp các buôn làng.
Sắc đào hồng dịu nhẹ phủ kín đất trời (Ảnh: Sưu tầm)
Vào tháng 3, khắp mọi nẻo đường Hà Giang đâu đâu cũng thấy hương sắc hoa đào. Nhưng đào nở nhiều và đẹp nhất phải kể đến hoa đào cao nguyên đá Đồng Văn - nơi có những địa điểm ngắm đào đã làm mê mẩn biết bao phượt thủ. Nếu đến thăm miền đá vào một ngày xuân tháng 3, cân nhắc kĩ trước khi đến thăm Đồng Văn bạn nhé! Bởi đến rồi sẽ phải mang nhớ thương, quyến luyến chẳng muốn về.
Hoa đào hồng phai đặc sắc tại Đồng Văn (Ảnh: Sưu tầm)
Những cành đào hồng thắm, vươn mình nằm dài trên những mái ngói âm dương, hứng sương mai như làm sáng bừng lên cái không khí trầm mặc của thị trấn Đồng Văn với những căn nhà mang kiến trúc Trung Hoa cổ điển. Hay như lạc vào thị trấn “bị bỏ quên” Phó Bảng, ta như lạc bước vào chốn bồng lai ẩn mình nơi nhân gian trần thế đẹp đến ngẩn ngơ. Quán cà phê Cực Bắc ở Lũng Cú cũng là nét độc đáo riêng của Hà Giang mà bất kì vị khách lữ hành nào cũng muốn ghé qua ngắm đào một lần. Nhâm nhi cà phê trong không gian bình yên, thơ mộng của sắc đào, bạn sẽ cảm thấy lòng mình lắng lại, bồi hồi vấn vương.
Quán cà phê Cực Bắc (Ảnh: Sưu tầm)
Hà Giang tháng 3 bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh hoa gạo bung sắc thắm trên những nẻo đường ngày xuân, như báo hiệu cho một mùa mới trên mảnh đất Đông Bắc. Hoa chẳng mọc thành rừng thành cụm, mà đôi khi nằm lẻ loi bên vệ đường dẫn vào làng như lại đủ sức thắp lên niềm hân hoan trong tim người lữ hành.
Hoa gạo đỏ rực cả một vùng Hà Giang (Ảnh: Sưu tầm)
Ngay cạnh sông Nho Quế cũng có những cây gạo lâu năm (Ảnh: PYS Travel)
Ghé đến sông Nho Quế, từ trên đèo cao nhìn xuống bạn có thể thấy khung cảnh những cây hoa gạo đã nở nụ hoa chúm chím đầu tiên, đỏ rực cả một khung trời hòa cùng sắc xanh miên man của núi rừng hùng vĩ. Đôi lúc khách đi du lịch Hà Giang cũng có thể bắt gặp những cành hoa gạo khoe sắc bên nếp nhà tường trình, nổi bật bên nhành đào hay nhành mận trắng như chấm phá thêm vài nét bút thêm tình nơi bản làng bình lặng.
Hà Giang đã có những rừng chè cổ thụ tồn tại từ rất lâu, mãi đến sau này người ta mới bổ sung thêm bằng hạt tạo nên những nương chè bạt ngàn trên những vùng đồi có độ cao từ 300m - 1000m và vẫn thường được gọi là chè Shan tuyết.
Đồi chè cổ thụ Hà Giang (Ảnh: Sưu tầm)
Chè Shan tuyết thường được thu hái vụ mùa đầu tiên vào khoảng cuối tháng 3 - đầu tháng 4, nên đi Hà Giang tháng 3 du khách sẽ được lạc bước giữa màu xanh miên man của những đồi chè cổ thụ kỳ lạ, trải dài trên vùng núi cực Bắc tổ quốc. Những cây chè cao quá đầu người và vươn lên sừng sững giữa cao nguyên đá như chính sức sống của người dân nơi đây vậy.
Chè Shan tuyết mọc ở vùng núi Lũng Phìn - Đồng Văn, Phìn Hồ - Hoàng Su Phì, Tham Vè, Bó Đướt - Vị Xuyên. Chúng tạo nên một vùng sinh thái xanh mướt khác biệt giữa núi rừng Đông Bắc, khiến du khách ghé thăm có cảm giác như đang lạc bước tại chốn thần tiên nào đó.
Hà Giang có rất nhiều đặc sản vừa lạ, vừa ngon mà các bạn có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè như: thắng cố, thịt trâu gác bếp, cơm lam, xôi ngũ sắc, mật ong bạc hà,… Đây sẽ là trải nghiệm mà bạn không thể nào quên trong đời.
Từ một loại củ độc, người dân vùng cao đã chế biến ra được một món ngon có một không hai, mang hương vị đăng đắng, bùi bùi và béo ngậy, đặc biệt là cực kỳ bổ dưỡng.
Cháo ấu tẩu là món ăn nhất định phải thử khi du lịch Hà Giang tháng 3 (Ảnh: Sưu tầm)
Cháo ấu tẩu ngon là khi ấu tẩu được ninh kỹ khoảng hơn 12 tiếng, cho nhừ tơi, hết độc tố, rồi ninh cùng cháo và nước xương, chân giò. Khi ăn thì cho thêm hành, ớt, tía tô, trứng… Vị bùi đắng của ấu tẩu, thơm ngậy của chân giò cùng các loại gia vị tạo nên hương vị mà chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Bánh cuốn Hà Giang mang hương vị rất riêng (Ảnh: VnExpress)
Du khách đi đến Hà Giang ăn thử bánh cuốn Hà Giang đều thấy lạ lẫm. Khác với bánh cuốn dưới xuôi dùng nước chấm là mắm pha ngọt, bánh cuốn ở đây có nhân trứng, ăn kèm nước xương hầm pha chút muối, thả ít hành hoa cùng giò lụa. Còn gì bằng khi trong tiết trời lạnh ăn được bát bánh cuốn với nước dùng nóng hổi đúng không nào.
Từ lâu, thịt trâu gác bếp đã là món ăn thơm ngon, hội tụ những nét văn hóa miền rừng núi nơi đây. Với địa hình giao thông hiểm trở, thời tiết khó khăn, người dân Hà Giang luôn phải nghĩ ra những món ăn có thể dự trữ được lâu nhất mà không làm thay đổi hương vị vốn có. Từ ấy, những món thịt gác bếp ra đời.
Đặc sản thịt trâu gác bếp (Ảnh: Sưu tầm)
Thịt trâu sau khi mổ được ướp với ớt, gừng, tiêu, để khô rồi gác lên bếp củi hun quắt lại. Gia vị ướp đặc trưng còn có hạt dổi, Mắc khén mà không thể tìm được ở nơi khác.
Từ lâu đã được biết đến như một địa điểm tham quan Hà Giang hấp dẫn với không khí lịch sử lâu đời từ xa xưa. Vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng tựa “thiên đường xám”, cao nguyên Đồng Văn có đá dựng thành những hàng rào vững chắc, uốn lượn ôm trọn các ngôi nhà nhỏ, nương ngô và nương rau.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cao nguyên đá Đồng Văn (Ảnh: Sưu tầm)
Thời điểm đẹp nhất tại đây có lẽ chính là lúc mùa xuân về, khi khắp chốn phủ sắc vàng rực của hoa cải và những mái nhà rêu phong cũng phủ thêm sắc đỏ hoa đào hay sắc trắng hoa mận tinh khôi. Vẻ đẹp nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi khám phá vùng đất địa đầu Tổ quốc tuyệt vời với những trải nghiệm khó quên.
Ghé thăm nhà của Pao khi đến với Hà Giang (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà của Pao mang một nét đẹp huyền bí, mộc mạc khác biệt của văn hóa người Mông trên cao nguyên đá. Ngôi nhà trình tường này nằm trong làng văn hóa Lũng Cẩm, bên trên cổng nhà là mái ngói âm dương đã hằn dấu vết thời gian. Ngay sau cổng là những cây đào, cây mận khẳng khiu tạo nên nét chấm phá đặc sắc vào mỗi độ xuân về. Không phải dễ gì để ngôi nhà lọt vào mắt xanh của đạo diễn Ngô Quang Hải, tạo nên một bộ phim xuất sắc từng được giải Mai Vàng.
Sông Nho Quế là một địa danh nổi tiếng chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu khi đến Hà Giang. Con sông này được bắt đầu từ vùng núi Nghiễm Sơn - Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về với Việt Nam. Thực ra con sông này không chỉ chảy ở tỉnh Hà Giang mà còn chảy trên địa phận Cao Bằng. Tuy nhiên phần đầu sông chảy từ thôn Séo Lủng xã Lũng Cú đi qua Hẻm Tu Sản lại được xem là đoạn có cảnh sắc ngoạn mục, say đắm lòng người nhất.
Nhìn từ xa sông Nho Quế như một dải lụa xanh ngọc vắt qua đèo Mã Pí Pèng (Ảnh: Sưu tầm)
Để đi thuyền trên sông Nho Quế bạn cũng có thể chọn đi thuyền máy hoặc tự chèo thuyền. Tuy nhiên để được đi qua hẻm Tu Sản thì nên đi thuyền máy. Dạo chơi trên sông Nho Quế bằng thuyền bạn sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn khác với việc ngắm nhìn nó từ trên cao. Ngồi trên thuyền và ngắm nhìn những vách đá dựng đứng như lên đến tận trời xanh, cảm nhận rõ được bầu không khí mát lành và sự chuyển biến của cảnh sắc thiên nhiên chắc chắn bạn sẽ không thể quên được.
Những bức ảnh check-in cực chất tại sông Nho Quế (Ảnh: Sưu tầm)
Sự hùng vĩ của một trong "Tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)
Đèo Mã Pí Lèng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” hùng vĩ nhất nước ta và đã mê hoặc biết bao phượt thủ khắp mọi miền đất nước đến thăm. Đèo nằm trên con đường mang tên hạnh phúc, nối liền giữa thị trấn Đồng Văn và huyện Mèo Vạc. Khách đi Hà Giang tháng 3 đến đây sẽ được ngắm nhìn khung cảnh tuyệt hảo của đất trời, thiên nhiên mùa xuân đẹp say lòng người của vùng Đông Bắc.
Ngắm nhìn thung lũng Sủng Là từ trên cao (Ảnh: Sưu tầm)
Thung lũng Sủng Là thường được xem là bông hoa rực rỡ giữa cao nguyên đá bởi những ruộng ngô xanh mướt, dải hoa tam giác mạch, hoa cải hay những mái nhà trình tường nhỏ nhắn… Địa hình chủ yếu là những mỏm đá tai mèo công chênh, nhọn vút cũng không ngăn được các loài hoa sinh sôi nảy nở. Đi Hà Giang tháng 3 bạn đừng quên ghé thăm nơi đây để ngắm khung cảnh hoa xuân đua nhau khoe sắc, xóa tan không khí ảm đạm thường nhật.
Đây là 1 trong 4 phiên chợ lùi độc đáo nhất của Hà Giang, thay vì 7 ngày/ 1 phiên thì chợ lùi sẽ họp 6 ngày một lần, tuần sau lùi một ngày so với tuần trước. Chợ lùi Sà Phìn họp từ tờ mờ sáng cho đến khoảng 3 - 4h chiều thì tan, không chỉ là nơi mua sắm, trao đổi hàng hóa mà du khách tới đây còn nhằm mục đích thưởng rượu, tâm tình cùng những người bạn cũ, bạn tình.
Chợ Sà Phìn nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)
Ngay trước chợ Sà Phìn, bạn sẽ thấy hoa đào đang đua nở rực rỡ khi đi du lịch Hà Giang tháng 3. Tuy hiện hàng quán vẫn còn khá đơn sơ nhưng chợ vẫn được đánh giá là một trong số ít phiên chợ vẫn còn lưu giữ lại nhiều bản sắc của người dân nơi rẻo cao.
Biểu tượng Cột cờ Lũng Cú của miền đất cực bắc (Ảnh: PYS Travel)
Cột cờ nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, một địa điểm nhỏ nằm trên đoạn biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cột cờ Lũng Cú cũng là điểm cao nhất cực Bắc Việt Nam, gần bên dòng sông Nho Quế mang ý nghĩa chủ quyền thiêng liêng với dân tộc, một điểm đến thu hút trong chuyến du lịch Hà Giang tháng 3.
Du lịch Hà Giang tháng 3 ngắm nhìn một mảnh đất còn đẹp hơn tranh vẽ bởi những sắc hoa trữ tình, con người và không gian thơ mộng khiến ta say đắm. Cùng rảo bước đến cao nguyên đá mùa xuân này để không bỏ lỡ những khoảnh khắc do tạo hóa ban tặng. Khi đến Hà Giang vào tháng 3 thì khi đêm xuống, thời tiết vẫn khá lạnh nên các bạn nhớ mang theo áo ấm nhé. Với kinh nghiệm du lịch Hà Giang tháng 3 của PYS Travel, cùng PYS Travel lên kế hoạch vi vu ngay thôi!
Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của Hà Giang cùng PYS Travel
Tour du lịch Hà Giang từ Hà Nội (3 ngày 2 đêm)
Tour du lịch Hà Giang từ TP.HCM (4 ngày 3 đêm)
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/du-lich-ha-giang-thang-3-a43171.html