Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Giới thiệu về tòa tháp đôi Petronas

Tháp đôi Petronas hay Petronas TwinTowers là một cao ốc tại Kuala Lumpur, Malaysia. Công trình này được khởi công xây dựng vào năm 1993, giữ kỷ lục là tòa nhà cao nhất thế giới từ khi hoàn thành năm 1998 cho đến năm 2003 và hiện giữ kỷ lục là tòa tháp đôi cao nhất thế giới.

Tháp Petronas được xây dựng theo thiết kế của César Pelli, lấy cảm hứng từ kiến trúc của các nhà thờ Hồi giáo kết hợp với những nét kiến trúc mang phong cách hiện đại.

Phần lớn kết cấu của tòa tháp là bê tông cốt thép có khả năng chịu lực tốt, hai bề mặt của Petronas hoàn toàn bằng kính và thép thiết kế hình dạng xoắn ốc nhỏ dần về đỉnh.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Hiện nay, tòa nhà thứ nhất trong hai tòa nhà được sử dụng để đặt trụ sở làm việc của Tổng công ty Petronas - chủ đầu tư tòa tháp, và các công ty con của tập đoàn. Tòa tháp thứ 2 dùng để cho thuê làm văn phòng của một số công ty nổi tiếng như Microsoft, IBM, Boeing.

Quá trình xây dựng móng ấn tượng

Tháp đôi Petronas gồm 88 tầng, có chiều cao 452m, được xây dựng hoàn toàn mọi thứ từ bê tông cốt thép để thể biến toà tháp trở thành một trong những quá trình đổ bê tông liên tục lớn nhất và dài nhất trong lịch sử Malaysia.

Để có thể chịu được trọng lượng lên đến 300.000 tấn của một tòa nhà chọc trời, công trình có quá trình xây dựng móng phải là một kỳ công kỹ thuật ấn tượng.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Nền móng của tòa tháp đã được đào với độ sâu lên đến 21m - độ sâu đủ khả năng “nuốt chửng” cả một tòa nhà 5 tầng. Toàn bộ quá trình đào móng đã được tiến hành với khoảng 500 xe tải chở đất đưa đi mỗi đêm.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Mỗi toà tháp đòi hỏi phải có một bộ móng rộng đủ lớn bao gồm một loạt các cọc bê tông cốt thép được đóng sâu vào móng. Ngay khi 104 cọc bê tông dùng để làm nền tảng chống đỡ cho một tòa tháp được đóng vào lòng đất, ngay sau đó một chiếc bê tông móng đè có độ dày khoảng 4,6m được đổ bao bọc xung quanh. Quá trình này diễn ra liên tục trong vòng 54 giờ - một tốc độ đáng kinh ngạc.

Bề mặt hai tòa tháp được sử dụng chủ yếu bằng kính và thép, thiết kế theo phong cách nghệ thuật đạo Hồi - tôn giáo chính tại Malaysia.

Sự tham gia của nhiều nhà thầu

Mỗi công trình xây dựng tháp sẽ được bàn giao cho một nhà thầu khác nhau, và quả thật, hai nhà thầu khác nhau đến từ hai quốc gia đã được lựa chọn để xây dựng công trình Tháp đôi Petronas kì vĩ.

Đầu tiên là tập đoàn Hazama có trụ sở tại Nhật Bản đã được giao cho việc xây dựng toà Tháp Một. Trong khi đó, tập đoàn Samsung C&T Corporation của Hàn Quốc sẽ tiến hành việc xây dựng Tháp Hai lẫn Skybridge - nơi liên kết giữa hai tòa tháp, đồng thời giúp toà Tháp đôi Petronas không bị tình trạng rung lắc, lung lay quá nhiều khi gió lớn.Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Nhân lực để xây dựng toà tháp đôi chính là hàng ngàn công nhân, gồm cả công nhân bản địa lẫn công nhân nước ngoài đến từ hai công ty xây dựng chính.

Khi các tòa tháp đã dần hoàn thiện và hướng về phía bầu trời xanh trong, hàng loạt các tấm thép không gỉ đã được lắp đặt vào phần mặt tiền, bao gồm khoảng 83.500m2 được ép đùn bằng thép không gỉ và 55.000m2 bằng kính dày nhiều lớp (kính cường lực).

Kiến trúc ấn tượng của Skybridge

Một điểm nổi bật khiến tháp đôi không bị du khách nhầm lẫn với các toà nhà chọc trời khác đó chính là Skybridge - nơi liên kết hai toà tháp nằm tại khu vực tầng 41 và 42.

Skybridge chính là một cây cầu hai tầng cao nhất thế giới, có chiều dài khoảng chừng 58m. Đây là một công trình với hệ thống phức tạp gồm bản lề, khe co giãn và ổ trục hình cầu, đảm bảo Skybridge có thể đứng vững, ngay cả khi hai tòa tháp bị rung lắc do các yếu tố nào tác động.

Quá trình gồm 9 bước này mất khoảng thời gian hơn một năm, bao gồm cả việc kiểm tra và lập kế hoạch cũng như mất hai tuần để thực hiện.

Giai đoạn hoàn thiện tháp đôi Petronas: đặt “vương miện” trên đỉnh hai toà tháp này. Những “vương miện” này là những chiếc ghim bằng thép không gỉ, cao 73,5m, được thiết kế thêm vào để đẩy độ cao của công trình lên 451,9m so với mặt đất.

Các chóp cao của tòa tháp bao gồm một cột, một quả bóng ở ngọn và một vòng cầu được nâng lên từng phần và ráp lại với nhau trong vòng một tháng sau khi hai tòa tháp đã đạt đúng độ cao đề ra trước đó.

Cột mốc đáng nhớ của tòa tháp đôi Petronas

- Tháng 3/1993: bắt đầu khởi công, xây dựng nền móng

- Tháng 3/1994: Hoàn thành và xây dựng nền móng cho khu vực Tháp Một. Bắt đầu quá trình xây dựng.

- Tháng 4/1994: Hoàn thành và xây dựng nền móng cho khu vực Tháp Hai. Bắt đầu quá trình xây dựng.

- Tháng 5/1995: Skybridge được lắp ráp bởi công ty xây dựng đến từ Hàn Quốc.

- Tháng 8/1995: Skybridge được nâng vào đúng vị trí.

- Tháng 2/1996: Hoàn thành cả hai tòa tháp.

- Tháng 3/1996: Xây dựng những đỉnh và chóp đỉnh của hai toà tháp.

- Tháng 4/1996: Tháp đôi Petronas chính thức được công nhận là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới.

- Tháng 8/1999: Mở cửa lần đầu.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Một số thông tin thú vị về Petronas Twin Towers

- Chi phí để hoàn thành tháp đôi Petronas là 1,6 tỷ USD.

- Hai tòa tháp cùng cây cầu nối tạo thành chữ “M” - Malaysia.

- Tháp đôi Petronas cao 452 m, bao gồm 88 tầng và 32.000 cửa sổ.

- Mỗi tòa tháp có trọng lượng 300 ngàn tấn, tương đương khoảng 165 ngàn chiếc xe hơi.

- Bên trong tháp có tổng cộng 40 thang máy.

- Tòa tháp đôi này không được xây dựng cùng 1 nhà thầu. Tòa tháp phía Tây được xây dựng bởi một tập đoàn Nhật Bản, còn tòa tháp phía Đông do 1 tập đoàn Hàn Quốc xây dựng.

- Kết nối giữa hai tòa tháp là Skybridge với chiều cao 170m và chiều dài 158m, nằm ở tầng thứ 41 và 42. Chiếc cầu cũng chính là nơi để mọi người thoát hiểm, dùng trong các trường hợp hỏa hoạn hoặc sự cố khẩn cấp xảy ra ở một bên tháp.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Đến Tháp đôi Petronas có gì chơi?

Trước khi bắt đầu hành trình khám phá tháp đôi Petronas, bạn có thể tham khảo thêm 8 trải nghiệm hoàn toàn miễn phí ở Kuala Lumpur. Địa chỉ tháp đôi Petronas: Concourse Level, Lower Ground, Kuala Lumpur City Centre, 50088 Kuala Lumpur, Malaysia.

Thời gian hoạt động: Mở cửa từ 9h sáng đến 21h tối các ngày từ thứ 3 đến chủ nhật (Nghỉ thứ 2). Quầy bán vé hoạt động từ 8h30 sáng, bạn có thể mua vé trực tiếp tại quầy hoặc đặt vé online trước qua các tour du lịch.

Công viên KLCC park

Đây là điểm đến hấp dẫn để tham quan và chụp hình tại thành phố Kuala Lumpur, bạn có thể checkin với tòa tháp đôi Petronas mà không mất phí. Vào ban ngày, ánh mặt trời chiếu xuống tòa nhà tạo nên một vẻ đẹp cực kỳ tráng lệ và nó càng lung linh, rực rỡ hơn khi hoàng hôn. Hàng ngàn ánh đèn bắt đầu thắp sáng xung quanh tòa tháp.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Được thiết kế bởi kiến trúc sư bậc thầy người Brazil, với hơn 50ha không gian cùng sự kết hợp hài hòa của hơn 2.000 loài động, thực vật bản địa, KLCC Park chính là ốc đảo xanh. Nơi đây một thánh đường Hồi giáo, hồ điều hòa rộng lớn, đài phun nước có biểu diễn nhạc nước và ánh sáng mỗi ngày với vòi nước phun cao đến 42m, thủy cung…

Cây cầu trên không Skybridge

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Bạn có thể dành khoảng 15-20 phút để tản bộ trên cầu, tha hồ check-in hoặc chiêm ngưỡng toàn cảnh thủ đô Kuala Lumpur từ trên cao.

Đài quan sát ở tầng 86

Sau khi tham quan xong cầu đi bộ trên không Skybridge, hãy đi về phía thang máy và lên tầng quan sát ở tầng 86 theo hướng dẫn, có độ cao hơn 360m so với mặt đất.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Đây là một trong những địa điểm cao nhất thành phố Kuala Lumpur và bạn có thể dễ dàng nhìn ngắm cả thành phố bên dưới. Đặc biệt, hãy đến đây vào buổi chiều để ngắm cảnh thành phố trong ánh hoàng hôn.

Ghé thăm tòa tháp đôi Petronas cao chọc trời ở Malaysia

Dewan Filharmonik Petronas là phòng hòa nhạc nằm giữa hai tháp, được thiết kế theo phong cách châu Âu thế kỷ XIX. Đây cũng là một trong số các phòng hòa nhạc tốt nhất thế giới, là địa điểm hàng đầu về âm nhạc cổ điển tại khu vực Đông Nam Á…

Ngoài trung tâm mua sắm Suria và công viên, tháp đôi Malaysia - Petronas Twin Towers còn có nhà hàng, quán bar, khách sạn, khu trưng bày nghệ thuật Petronas, trung tâm khám phá Khoa học Petrosains, trung tâm hội nghị Kuala Lumpur…

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/thap-doi-petronas-a42453.html