Logistics là gì? Học ngành này ra trường làm công việc gì?

Tại một nền kinh tế hội nhập và phát triển, trong bối cảnh đó Logistics ra đời đem lại cho các doanh nghiệp một giải pháp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, năng suất hơn, hiện đại hơn và khoa học hơn. Logistics với ý nghĩa và vai trò ngày càng quan trọng đã và đang là một lĩnh vực nhận được sự quan tâm, nghiên cứu từ nhiều người. Để giúp Bạn đọc có được góc nhìn bao quát nhất về lĩnh vực này, Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin về khái niệm, ý nghĩa, phân loại, các ký hiệu cần nhận biết và các hoạt động trong logistics tại nội dung dưới đây.

Nguồn: Kênh yoututbe Thầy Nguyễn Quốc Chí

1. Khái niệm Logistics

1.1 Logistics là gì?

Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council) đưa ra khái niệm:

Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, dịch vụ hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Ở một khía cạnh nào đó, Logistic có bản chất giống với “hậu cần” khi nó là tập hợp các bước chuẩn bị để đảm bảo mọi quá trình được diễn ra một cách thuận lợi, đạt mục tiêu và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Logistic lại ở phạm trù rộng lớn hơn với khối lượng công việc cùng vai trò, ý nghĩa mà “hậu cần” không thể bao quát hết được. Vì vậy ta có khái niệm Logistics như trên để trình bày một cách cụ thể và đầy đủ nhất ý nghĩa của lĩnh vực này.

Thuật ngữ Logistics cũng đã được ghi nhận trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là lô-gi-stíc. Điều 233 Luật thương mại quy định:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa

Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa

1.2 Phân biệt Logistics với chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Còn “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng… Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

Có thể thấy Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng liên quan hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics chú trọng về chiến lược và phối hợp giữa các hoạt động khác như marketing và sản xuất.

1.3 Các loại Logistics

Dựa theo quá trình Logistic được phân loại như sau:

✍ Xem thêm: Hướng dẫn Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp Logistics | Hiệu quả - Uy tín

2. 1PL, 2PL, 3PL, 4PL trong Logistics là gì?

1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper)/ người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.

2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải. Ở hình thức 2, Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản.

3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thuê một công ty Logistics chuyên nghiệp để thực hiện một hoặc vài hoạt động của logistics. Đây là hình thức phổ biến và là hình thức hoạt động của các doanh nghiệp vận tải

4PL: 4PL là một đơn vị tích hợp có chức năng tập hợp các nguồn lực, khả năng và công nghệ của chính tổ chức đó và các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện. Ở đây, doanh nghiệp thuê đơn vị Logistics này để lo toàn bộ mọi hoạt động về logistics từ đầu ra, phân phối, quản lý, điều hành và vận chuyển.

Ngoài ra, dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp mà 5PL và 6PL đang được nghiên cứu và phát triển.

Bên cạnh 1PL, 2PL, 3PL, 4PL thì 5PL và 6PL đang được nghiên cứu và phát triển, cải tiến

Bên cạnh 1PL, 2PL, 3PL, 4PL thì 5PL và 6PL đang được nghiên cứu và phát triển, cải tiến

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu| Thủ tục thông quan.

3. Ý nghĩa của Logistics trong nền kinh tế

Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa…Sở hữu một Logistics hiệu quả các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh trường hợp sản phẩm bị “đội giá” từ đó gia tăng mức lợi nhuận của tổ chức cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Hiện nay, Logistics đã trở thành một công cụ không thể tách rời và quan trọng của mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Một bộ máy Logistics vận hành kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp khiến nó bị trì trệ, lãng phí cả về thời gian lẫn yếu tố chất lượng. Và ngược lại, mọi nỗ lực nghiên cứu và thực thi dự án cho đến kết quả cuối cùng đạt được sẽ trở nên hoàn thiện và hạn chế được những bất cập tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ khác khi triển khai Logistics một cách hiệu quả.

Ngoài ra, đây còn là một ngành nghề mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thế giới và giải quyết một phần lớn vấn đề việc làm cho người dân, góp phần an sinh xã hội.

Logistics mang lại thịnh vượng cho doanh nghiệp và nền kinh tế thế giới

Logistics mang lại thịnh vượng cho doanh nghiệp và nền kinh tế thế giới

✍ Xem thêm: Kiểm định chất lượng thiết bị máy móc | Hỗ trợ thủ tục nhanh

4. Những hoạt động của Logistics

Logistics bao gồm các hoạt động cũng như dịch vụ được quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017 NĐ-CP, cụ thể như sau:

✍ Xem thêm: F&B là gì? Chiến lược kinh doanh F&B hiệu quả

5. Học logistics ra trường sẽ làm công việc gì?

Trong Logistic có thể chia 3 mảng chính bao gồm: Kho bãi, vận chuyển và gia nhận. Chi tiết bao gồm các hoạt động sau:

Với các đặt điểm dịch vụ trên, sinh viên ngành Logistic sẽ có nhiều lựa chọn trong công việc. Dưới đây là 10 vị trí công việc ngành Logistic mà các bạn có thể tham khảo:

Vị trí công việc Mô tả công việc Yêu cầu kỹ năng và kiến thức Mức lương trung bình 1. Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff) a, Nhận đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển hàng b, Xếp lịch các tuyến giao hàng khoa học, hợp lý, đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí c, Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa d, Hướng dẫn, giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng hoàng hóa từ khi xuất kho cho đến khi tới tay khách hàng e, Quản lý lưu chuyển hóa đơn, chứng từ f,Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng hoặc các đối tác khác để giải quyết sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng. a. Chuyên môn về các chuyên ngành vận tải, nghiệp vụ ngoại thương b. Kỹ năng cần có: khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và giám sát công việc, sự cẩn thận, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phòng ... Từ 8 triệu đến 10 triệu VNĐ 2. Nhân viên kinh doanh a. Nhân viên kinh doanh cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty b. Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới… c. Mở rộng tập khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng mới e. Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng a. Kiến thức cơ bản về bán hàng (sales), hàng hải... b. Kỹ năng: xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế Từ 6 triệu đến 20 triệu VNĐ 3. Nhân viên chứng từ a. Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến… b. Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan… c. Liên hệ với khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa d. Lưu trữ hồ sơ, chứng từ. a. Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh b. Kỹ năng: ngoại ngữ tốt, thành thạo tin học văn phòng, giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ và có trách nhiệm Từ 7 triệu đến 12 triêu VNĐ 4. Nhân viên cảng a. Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành b. Bố trí tàu ra vào hợp lý c. Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp d. Lập biên bản khi có sự cố xảy ra a. Kiến thức chuyên môn về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, quy trình vận hành máy móc, thiết bị bốc dỡ... b. Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, thành thạo tin học văn phòng, nhiệt tình, cẩn thận, trách nhiệm, thái độ làm việc, triển khai công việc tốt… Từ 10 triệu đến 20 triệu VNĐ 5. Chuyên viên thu mua (Purchasing staff) a. Lập kế hoạch, lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua, làm việc trực tiếp với phòng kế hoạch và sản xuất b. Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu và quản lý quá trình mua hàng c. Cung cấp thông tin, văn bản cần thiết cho nhà cung cấp d. Theo dõi tình trạng đơn hàng, ứng phó kịp thời với các sự cố e. Theo dõi đơn đặt hàng, xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng, chi phí g. Đánh giá, cập nhật, duy trì các đơn đặt hàng cho đến lúc kết thúc h. Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng a. Kiến thức thực tế về thông tin và giá cả của hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường b. Kỹ năng: quản lý tài chính, hiểu biết cơ bản về thị trường, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, sự sáng tạo, khả năng duy trì các mối quan hệ... Từ 8 triệu đến 15 triệu VNĐ 6. Nhân viên giao nhận (Forwarder) a. Tiếp nhận và xử lý thông tin của các lô hàng b. Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý c. Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu d. Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển e. Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất g. Theo dõi tiến độ giao hàng a. Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh… b. Kỹ năng: nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt, thận trọng, tỉ mỉ, sự kiên nhẫn và khả năng chịu áp lực cao... Từ 8 triệu đến 15 triệu VNĐ 7. Nhân viên hiện trường (Operation staff) a. Khai báo cho hải quan tại cảng b. Theo dõi quá trình đóng, xếp hàng trực tiếp tại kho c. Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thỏa thuận d. Báo cáo chi tiết công việc cho phụ trách bộ phận và ban giám đốc a. Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh, có kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa b. Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt, làm việc nhóm cũng như độc lập tốt, biết cách quản lý thời gian, công việc khoa học... Từ 10 triệu đến 15 triệu VNĐ 8. Nhân viên hải quan (Customs Clerk) a. Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo hợp lệ, đúng pháp luật b. Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa là hợp pháp c. Thực hiện các hoạt động khai báo với hải quan thông qua phần mềm d. Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa a. Kiến thức chuyên môn về ngành vận tải, tài chính hải quan, nghiệp vụ ngoại thương b. Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc tốt, tỉ mỉ, chính xác, có trách nhiệm, thành thạo tin học văn phòng ... Từ 4 triệu đến 8 triệu VNĐ 9. Chuyên viên thanh toán quốc tế a. Tiếp nhận chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành L/C… b. Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ của khách hàng, đảm bảo đúng mẫu, đúng quy định luật pháp c. Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch d. Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cần thiết để thanh toán e. Lưu giữ sổ sách, tài liệu, hồ sơ về công tác kế toán thao quy định ngân hàng a. Chuyên môn về các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, nghiệp vụ ngoại thương… b. Kỹ năng: thành thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), chịu được áp lực cao, có trách nhiệm, kỷ luật, thành thạo tin học văn phòng... Từ 8 triệu đến 12 triệu VNĐ 10. Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service) a. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho khách hàng b. Xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả c. Thông báo về tình trạng hàng hóa trên đường vận chuyển cho khách hàng d. Theo dõi các đơn đặt hàng lớn, giải quyết yêu cầu khách hàng kịp thời e. Lưu giữ thông tin, tăng cường các mối quan hệ với khách hàng a. Chuyên môn trong các lĩnh vực kinh doanh quốc tế, vận tải quốc tế b. Kỹ năng: Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, tự tin, khả năng tổ chức công việc tốt, nắm bắt các cơ hội tạo lập quan hệ với khách hàng... Từ 9 triệu đến 12 triệu VNĐ

Có thể thấy Logistics mang lại hiệu quả kinh tế cao và là công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến hiệu suất và lợi nhuận tổ chức. Nắm bắt được kiến thức xung quan lĩnh vực này sẽ mang lại cho cá nhân, tổ chức vô vàn lợi ích vô hạn trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

✅ Logistics là gì?

⭐ Ra trường làm công việc gì?

✅ Công việc Logistics

⭐ +3000 Khách hàng hài lòng

✅ Hoạt động Logistics

☎️ 1800.6083

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/logictis-la-gi-a40828.html