Sinh 12: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

1. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

1.1. Khái niệm

1.1.1. Đột biến

1.1.2. Khái niệm tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

giống táo tạo ra nhờ đột biến - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

1.2. Quy trình tạo giống

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhìn chung gồm 3 giai đoạn chính:

- Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

- Bước 2: Sàng lọc các trường hợp đột biến.

- Bước 3: Tạo giống sinh vật thuần chủng.

Cùng tìm hiểu cụ thể về các quy trình này qua những phần nội dung dưới đây.

Tham khảo ngay bộ tài liệu ôn tập kiến thức và kỹ năng làm mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc gia

1.2.1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến

Để đột biến có hiệu quả tối ưu nhất, ban đầu cần chọn tác nhân đột biến thích hợp, liều lượng và thời gian xử lý chính xác. Nếu dùng sai tác nhân xử lý, liều lượng hoặc thời gian không thích hợp có thể làm giảm sức sống, sức sinh sản hoặc thậm chí gây chết sinh vật.

Các mẫu vật khác nhau phù hợp với tác nhân xử lý khác nhau:

1.2.2. Sàng lọc các trường hợp đột biến mong muốn

- Vì đột biến là ngẫu nhiên nên khi xử lý bằng tác nhân gây đột biến, trong quần thể sẽ xuất hiện cả đột biến mình mong muốn và đột biến không mong muốn. Dựa vào những đặc điểm có thể nhận biết để tách các cá thể mang đột biến có lợi (đúng mục đích ban đầu của nhà nghiên cứu) ra khỏi quần thể giống.

1.2.3. Tạo dòng thuần chủng

- Sau khi xác định được thể đột biến mong muốn, đem cho chúng sinh sản để nhân lên thành dòng thuần chủng mang đột biến đã tạo được.

- Cho tự thụ hoặc giao phối gần để tạo dòng thuần chủng. Đối với vi sinh vật, cho nhân lên và tạo dòng đột biến.

1.3. Một số thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến ở Việt Nam

1.3.1. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân vật lý

Tác nhân vật lý sử dụng: Tia gamma, tia UV, sốc nhiệt...

Ví dụ:

1.3.2. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân hóa học

Tác nhân hóa học: 5BU, NMU, EMS, consixin,...

Ví dụ:

giống cam, táo 3n không hạt - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

2. Tạo giống bằng công nghệ tế bào

2.1. Khái niệm

Công nghệ tế bào là một ngành kỹ thuật áp dụng phương pháp nuôi cấy mô hoặc nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh mang đặc tính của cơ thể cho mô, tế bào đó.

Các giai đoạn của công nghệ tế bào:

Cơ sở di truyền:

2.2. Công nghệ tế bào thực vật

2.2.1. Công nghệ nuôi cấy hạt phấn

Ưu điểm: tạo ra các dòng thuần chủng; tính trạng chọn lọc được sẽ rất ổn định.Tạo dòng thuần lưỡng bội từ dòng đơn bội dựa trên đặc tính có khả năng mọc trên môi trường nhân tạo thành dòng đơn bội của hạt phấn. Ở dòng đơn bội, tất cả các gen đều được biểu hiện ra kiểu hình cho phép dễ dàng chọn lọc invitro (trong ống nghiệm) những dòng có đặc tính như mong muốn.

Quy trình tạo giống bằng biện pháp nuôi cấy hạt phấn:

Công nghệ nuôi cấy hạt phấn - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Ứng dụng của phương pháp công nghệ nuôi cấy hạt phấn:

2.2.2. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo

Ưu điểm: Nhân nhanh giống cây trồng quý, hiếm và sạch bệnh, tạo nhiều cá thể mới có kiểu gen giống cá thể ban đầu.

Quy trình tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo:

Công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Ứng dụng : Nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sống và duy trì ưu thế lai.

2.2.3. Dung hợp tế bào trần

​Ưu điểm: không cần phải trải qua sinh sản hữu tính, tạo ra các cây lai khác loài mang đặc điểm của cả 2 loài, tránh con lai có hiện tượng bất thụ.

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp dung hợp tế bào trần. Cây mang cả 2 bộ NST 2n của 2 loài được gọi là thể song nhị bội.

Công nghệ dung hợp tế bào trần - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Thành tựu: tạo ra giống mới (pomato)

dung hợp tế bào trần tạo giống Pomato - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

2.2.4. Chọn dòng tế bào xoma có biến dị

Ưu điểm: tạo các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. Phương pháp này có thể tạo ra các giống mới dựa vào hiện tượng đột biến gen và biến dị số lượng NST tạo các thể lệch bội.

Quy trình tạo giống mới từ chọn dòng tế bào xôma có biến dị:

Công nghệ chọn dòng tế bào xoma biến dị - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

2.3. Công nghệ tế bào động vật

2.3.1. Phương pháp cấy truyền phôi

Phương pháp cấy truyền phôi - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

2.3.2. Nhân bản vô tính ở động vật

Nhân bản vô tính ở động vật được nhân bản từ tế bào xoma, không cần có sự tham gia của nhân 2 tế bào giao tử, chỉ cần tế bào chất của noãn bào.

Cừu Dolly - Nhân bản vô tính ở động vật - tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

3. Bài tập trắc nghiệm tạo giống bằng phương pháp gây đột biến (có đáp án)

Câu 1: Phương pháp đột biến trong chọn giống không được sử dụng ở nhóm sinh vật bậc cao vì?

  1. Hệ thần kinh phát triển, có độ nhạy cao

  2. Cơ quan sinh dục của con cái nằm sâu bên trong cơ thể

  3. Phản ứng rất nhạy và dễ chết khi tiếp xúc với các tác nhân lí hóa

  4. Cả A, B, C đúng

→ Đáp án đúng là D

Câu 2: Từ một cơ thể có kiểu gen AabbDdEE có thể tạo ra cơ thể có kiểu gen nào sau đây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn và lưỡng bội hóa?

A. AabbDdEE

B. AabbDdEE

C. aabbddEE

D. aaBBddEE

→ Đáp án đúng là C.

Câu 3: Trong quy trình nhân bản cừu Đôly, bước nào sau đây là đúng?

A. Lấy trứng của con cừu cho trứng và loại bỏ khối tế bào chất.

B. Lấy nhân từ trứng của con cừu cho trứng.

C. Tế bào trứng mang nhân của tế bào tuyến vú đã được cấy vào tử cung của con cừu khác để phát triển và sinh nở bình thường.

D. Cừu con sinh ra có kiểu hình giống kiểu hình của cừu cho trứng.

→ Đáp án đúng là C.

Câu 4: Bảng dưới đây cho ta biết 1 số thông tin về tạo giống bằng công nghệ tế bào:

Cột A Cột B

1. Nuôi cấy hạt phấn

a. Tạo quần thể cây đồng nhất về kiểu gen.

2. Chọn dòng tế bào xoma

b. Cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai. 3. Nuôi cấy mô tế bào

c. Cần xử lý chất consixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội.

4. Cấy truyền phôi

d. Kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi.

Ghép thông tin ở cột B sao cho đúng với từng phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở cột A. Trong các phương án dưới đây, phương án nào có tổ hợp ghép đôi đúng?

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d

B. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d

C. 1-c, 2-a, 3-c, 4-d

D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d

→ Đáp án đúng là B.

Câu 5: Khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?

(1) Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, mô thực vật.

(2) Khi nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành các dòng tế bào đơn bội.

(3) Consixin là hóa chất có hiệu quả rất cao trong việc gây đột biến đa bội.

(4) Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào sinh dục khác loài.

A. 4 B. 3

C. 2 D. 1

→ Đáp án đúng là B.

3 phát biểu đúng: (1), (2), (3)

Đăng ký ngay để nhận được bí kíp nắm trọn kiến thức Sinh học 12

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào thuộc chương trình Sinh 12. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình ôn thi và đòi hỏi các em phải nắm thật chắc, chúc các em ôn tập tốt. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để xem thêm các bài giảng phiên mã và dịch mã hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để nhận thêm bài giảng và chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhé!

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/khong-su-dung-phuong-phap-gay-dot-bien-o-a38847.html