Táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hiểm không và cách trị

Tình trạng táo bón lâu ngày gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trẻ em thì quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, người lớn bị táo bón lâu ngày dễ phát triển bệnh trĩ, nứt, rò hậu môn…, ThS-BS Nguyễn Văn Hậu cho biết.

Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Hiểu rõ về táo bón sẽ giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, nhằm tránh tình trạng táo bón lâu ngày có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về đường tiêu hóa như trĩ, các bệnh về hậu môn trực tràng.

tao bon sau sinh
Táo bón là bệnh lý phổ biến nhất trong số các bệnh lý về đường tiêu hóa

Táo bón là gì?

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về táo bón khác nhau, nhưng thông thường ở người lớn, là việc không đi đại tiện quá 3 ngày; ở trẻ em, một tuần không thể đi đại tiện 3 lần thì được coi là táo bón. Trong việc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ thường chia táo bón thành 2 nhóm, đó là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát - ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa cho biết.

Nguyên nhân táo bón

Mỗi nhóm táo bón được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau bao gồm.

1. Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

2. Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

Ai có nguy cơ bị táo bón?

Theo bác sĩ Hậu, hầu như ai cũng từng bị táo bón ít nhất một lần trong đời, người trên 60 tuổi, phụ nữ và phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, nhóm người này cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn để giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.

Dấu hiệu nhận biết táo bón

Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng. Cụ thể hơn:

Chẩn đoán táo bón

Nếu việc chẩn đoán lâm sàng không giúp phát hiện táo bón, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm bao gồm:

bieu hien tao bon
Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón

Cách trị táo bón

Bác sĩ cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra táo bón để lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Nhưng về cơ bản, việc điều trị táo bón sẽ thường bao gồm:

Nguyên nhân khiến 90% các trường hợp táo bón dù đã tự điều chỉnh chế độ ăn và bổ xung chất xơ nhưng vẫn không cải thiện là do:

Hiện tại, đơn vị Hậu môn - trực tràng thuộc Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh thực hiện điều trị tối ưu tùy thuộc nguyên nhân gây ra táo bón. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Biến chứng của táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung như:

Ngoài ra, táo bón kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và trí não; ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do táo bón gây khó chịu, quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, ngủ không ngon giấc… - Bác sĩ Hậu cho biết.

Cách phòng ngừa bệnh táo bón

Ngoài nguyên nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa, thì táo bón chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, ít vận động hoặc căng thẳng, stress quá mức. Theo đó, ngoài việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, thì người bệnh nên:

thuc pham tri tao bon o nguoi lon
Tăng cường chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và vận động thường xuyên giúp phòng ngừa táo bón.

Bị táo bón khi nào cần đến bệnh viện ngay?

Đa số người bệnh táo bón có thể tự điều trị tại nhà, song nếu gặp phải các tình trạng sau bạn cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị như táo bón kèm theo co thắt và đau bụng dữ dội; táo bón kéo dài 2 tuần không khỏi mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa trị khác nhau tại nhà; trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quấy khóc nhiều, bỏ bú, sụt cân nhanh…

Các câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón

1. Bị táo bón trong kỳ kinh nguyệt có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhau ở mỗi người. Ngoài chuột rút và đầy hơi, táo bón cũng có thể xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Táo bón có thể tự biến mất sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.

2. Vì sao bà bầu bị táo bón?

Mang thai là thời kỳ nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi mạnh mẽ. Một số loại hormone thai kỳ có thể khiến nhu động ruột hoạt động kém và gây ra táo bón. Ngoài ra, việc thay đổi thói quen ăn uống khi mang thai như ăn quá nhiều chất đạm, uống viên bổ sung sắt, canxi cũng dễ gây táo bón.

3. Thức ăn hoặc đồ uống nào dễ gây táo bón?

Các thực phẩm giàu đạm, đường, trái cây xanh, chát, cà phê, rượu, bia, sữa bột… đều dễ gây táo bón.

4. Chế độ ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo bón là do đâu?

Nếu chế độ ăn giàu chất xơ nhưng vẫn bị táo bón thì bạn có thể nghĩ đến các nguyên nhân khác như ít vận động, uống bia, rượu, đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến hoạt động của tiêu hóa, mang thai, hoặc mắc các bệnh lý như đã nêu ở phần nguyên nhân phía trên. Đối với tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để tầm soát và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe (nếu có).

5. Có nên ngừng cho trẻ uống sữa bột khi bé bị táo bón không?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong số đó có nguyên nhân phổ biến từ sữa bột (đối với trẻ được nuôi bằng sữa bột). Do đó, nếu trẻ bị táo bón không rõ nguyên nhân, các bà mẹ có thể tạm ngưng cho trẻ uống sữa bột để xác định xem, sữa bột có phải là thủ phạm gây táo bón cho bé hay không. Nếu sau khi đã tạm ngưng sữa một tuần mà tình trạng táo bón không cải thiện, thì không phải do sữa mà là do các nguyên nhân khác.

6. Táo bón có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ không?

Khoa học đã chứng minh, trục não ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thậm chí, hệ tiêu hóa còn được coi là bộ não thứ 2 của con người. Nếu hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, sẽ làm hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ, đồng thời khiến miễn dịch suy yếu… Tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Trong khi đó, táo bón là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

7. Vì sao người trên 60 tuổi lại dễ bị táo bón hơn?

Điều này là do sự lão hóa của hệ tiêu hóa theo tuổi tác. Khi tuổi cao, nhu động ruột hoạt động kém hơn dẫn đến tình trạng táo bón ở người già.

8. Bệnh trĩ gây ra táo bón, hay táo bón gây ra bệnh trĩ?

Táo bón và bệnh trĩ là hai tình trạng có mối quan hệ nguyên nhân - hệ quả hai chiều với nhau. Nếu bị táo bón lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra bệnh trĩ. Điều này là do áp lực ở hậu môn trực tràng gia tăng khi phân bị dồn nén không thải được ra ngoài, cùng với việc rặn quá mức ở người bệnh khiến các mô trong hậu môn bị lòi ra ngoài.

Nếu bị bệnh trĩ lâu ngày cũng gây ra táo bón, do bệnh trĩ gây đau, rát hậu môn, nhất là khi người bệnh đại tiện. Tâm lý sợ đau, rát dẫn đến việc ngại đại tiện, thói quen trì hoãn đại tiện dễ gây ra táo bón.

Bệnh viện Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa uy tín, trong đó có phẫu thuật cắt trĩ. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu. Đặc biệt, Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á ứng dụng dụng cụ robot cầm tay cơ học kết hợp với hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina trong phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa đem lại hiệu quả cao và giảm chi phí cho người bệnh.

Táo bón là bệnh phổ biến trong số các bệnh lý về đường tiêu hóa nói riêng, cũng như các bệnh lý khác nói chung. Đại đa số người bệnh bị táo bón có nguyên nhân từ chế độ ăn uống, vận động. Do đó, có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bao gồm tăng cường chất xơ, tập thể dục thể thao hàng ngày, tránh ăn uống các thực phẩm không lành mạnh, tránh căng thẳng stress là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh táo bón. Ngoài ra, để phòng ngừa táo bón có nguyên nhân từ các bệnh lý thì ngoài áp dụng các phương pháp kể trên, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gặp phải.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/bi-tao-bon-nen-lam-gi-a38272.html