Tiếp nối chủ đề Associate là gì, hôm nay Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc khám phá các chức danh Associate, bao gồm: Associate Manager, Senior Associate, Associate Professor và Associate Director. Các bạn hãy theo dõi để hiểu được vì sao vị trí Associate lại thu hút sự quan tâm của nhiều người đến vậy nhé!
Hiện tại vị trí Associate thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Theo bạn vì sao lại như vậy? Vị trí này vì sao lại hot?
Như đã nói trong bài viết “Associate là gì?” trước đó, Associate được sử dụng với nhiều ý nghĩa đa dạng. Trong đó có ý nghĩa là “trợ lý”. Khi nhắc đến trợ lý bạn sẽ biết đó là vị trí “dưới một người trên vạn người”. Trợ lý cũng là một trong những vị trí quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp. Vì vậy họ rất được xem trọng và có thể thay mặt cấp trên khi cấp trên vắng mặt.
Nhìn chung công việc của một trợ lý sẽ gần giống như cấp trên của họ, chỉ khác là họ không chuyên sâu bằng và quyền hạn quyết định không bằng. Tuy nhiên với tầm quan trọng của mình, vị trí trợ lý nhận được mức lương rất tốt và có nhiều cơ hội thăng tiến dành cho họ.
Nói đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được vì sao Associate lại là vị trí hot, thu hút sự quan tâm của nhiều người rồi đúng không nào? Kế tiếp chúng ta hãy cùng khám phá mô tả công việc và vai trò một số vị trí Associate nhé! >>>> Xem thêm: Associate là gì? Tìm hiểu rõ vị trí Associate
Associate Manager là vị trí trợ lý cho trưởng phòng hoặc giám đốc trong doanh nghiệp. Vai trò của vị trí này là hỗ trợ cấp trên trong việc điều hành hoạt động của bộ phận hoặc công ty. Associate Manager có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau và họ thường thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.
Associate Manager đảm nhận rất nhiều trách nhiệm khác nhau và góp phần quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp. Họ là người giải quyết từ những việc hành chính cho đến các nhiệm vụ quản lý. Sau đây là một số công việc mà Associate Manager thường phải làm:
- Chỉ đạo công việc cho cấp dưới, đảm bảo phân công công việc hợp lý và đảm bảo công việc luôn được hoàn thành với kết quả tối ưu.
- Tổ chức các buổi họp, thuyết trình để giải thích các chính sách của công ty và thủ tục, quy trình làm việc cho cấp dưới. Đảm bảo cấp dưới được cung cấp những thông tin cần thiết và chất lượng làm việc của họ được nâng cao hơn.
- Tham gia vào việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
- Phụ trách công tác chăm sóc khách hàng, trả lời các thắc mắc và giải quyết các vấn đề của khách hàng.
- Hỗ trợ việc cải thiện chất lượng sản phẩm, đề xuất các ý tưởng cải tiến và đảm bảo mọi việc được thực hiện theo đúng quy trình.
Senior Associate được biết đến là những trợ lý cấp cao. Họ giữ vai trò của người quản lý toàn bộ quy trình làm việc, tổ chức thực hiện chiến lược và quản lý các thành viên trong nhóm. Đồng thời có trách nhiệm báo cáo cho cấp trên trực tiếp.
Là một Senior Associate, bạn sẽ phải thực hiện các công việc phổ biến sau:
- Làm việc với khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu của họ, đưa ra các dự tính và lập tiến trình thực hiện dự án.
- Phân công công việc cho cấp dưới cho phù hợp, đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chi phí, tiến độ dự án.
- Cố vấn cho các thành viên khác trong nhóm, thúc đẩy tinh thần làm việc cho họ và tiến hành đánh giá kết quả công việc định kỳ.
- Tiến hành các buổi họp, giải quyết các xung đột, đào tạo cho cấp dưới, lập báo cáo,…
Trong thực tế công việc của Senior Associate còn nhiều hơn thế này và sẽ có nhiều điểm khác nhau giữa các Senior Associate thuộc các công ty khác nhau. >>>> Có thể bạn quan tâm: Senior là gì? Làm sao để trở thành một Senior
Tại Việt Nam, Associate Professor là vị trí Phó giáo sư. Đây không được coi là một chức danh nghề nghiệp mà là một học hàm được nhà nước phong tặng.
Vai trò của Associate Professor là tham gia giảng dạy tại các trường học, các buổi hội thảo, hội nghị và thực hiện các chương trình nghiên cứu. Bên cạnh đó Associate Professor cũng giữ vai trò tư vấn cho các trợ giảng và giải quyết một số công việc hành chính khác.
Trách nhiệm chính của Associate Professor thường bao gồm:
- Phát triển và cung cấp tài liệu, giáo trình cho các khóa học.
- Hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng giảng viên, trợ giảng.
- Thực hiện việc nghiên cứu, xuất bản các bài báo và tham dự các hội nghị chuyên ngành.
- Tham dự các sự kiện học thuật và kết nối với các nhà nghiên cứu, các chuyên gia khác trong lĩnh vực.
- Giám sát, cố vấn và hỗ trợ cho các trợ giảng và nghiên cứu sinh.
- Tham gia các cuộc họp theo yêu cầu.
- Tuyển chọn, phỏng vấn và chọn sinh viên cho các chương trình sau đại học.
- Tổ chức các buổi hội thảo và sự kiện của khoa, để giúp sinh viên tương tác với các chuyên gia trong ngành.
- Đề xuất kinh phí cho hoạt động nghiên cứu.
Trong doanh nghiệp Associate Director là vị trí Phó giám đốc. Vai trò của vị trí này là hỗ trợ Giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Họ sẽ trực tiếp giám sát và chỉ đạo các công việc hàng ngày để đảm bảo doanh nghiệp luôn vận hành trơn tru.
Associate Director thường phụ trách những công việc chính sau:
- Hỗ trợ Giám đốc lãnh đạo các bộ phận.
- Lập kế hoạch ngân sách theo yêu cầu.
- Quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng chính sách và các thủ tục cho doanh nghiệp.
- Lập báo cáo và thuyết trình báo cáo trong các buổi họp quản trị.
Qua những chia sẻ trên đây của Uptalent về Associate, chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ hơn Associate là gì và nắm được những thông tin quan trọng về mô tả công việc cũng như vai trò các chức danh của vị trí Associate. Như bạn đã thấy, các chức danh Associate khác nhau sẽ đảm nhận những công việc rất khác nhau. Nếu bạn yêu thích vị trí Associate này thì hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc năng lực của bản thân để có quyết định nghề nghiệp đúng đắn nhé. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/chuc-vu-associate-la-gi-a37507.html