Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây liên tục bằng đất và đá từ thế kỷ 5 trước Công Nguyên cho tới thế kỷ 16,
Công trình được xây bằng trí tuệ, sự hi sinh của rất nhiều người dân. Thay vì là dự án xây dựng khổng lồ, trên thực tế, công trình được xây, sửa và cải tạo trong 2.300 năm dưới 9 triều đại.
Một số đoạn tường được xây từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 trước Công Nguyên và 200 trước Công Nguyên.
Phần tường này nằm phía bắc cách xa phần Vạn Lý Trường Thành hiện tại xây dưới thời nhà Minh.
Không chỉ là một trong 7 kỳ quan thế giới, bức tường thành này còn chứa nhiều bí ẩn mà hậu thế vẫn chưa thể tìm hiểu hết.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây, dựa vào phân tích ADN, nhóm chuyên gia phát hiện một đế chế du mục thống trị thảo nguyên châu Á suốt 3 thế kỷ từ năm 200 trước Công nguyên, chuyên xâm chiếm những vùng đất xa xôi trên vó ngựa. Đó là đế chế Hung Nô.
Đế chế này rất nhiều lần xâm phạm phần đất của Trung Quốc cổ đại và có sự xung đột lẫn nhau. Điều này dẫn tới sự hình thành của Vạn Lý Trường Thành. Công trình được xây dựng để bảo vệ lãnh thổ.
Nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009, ước tính bức tường thành có chiều dài 8.850 km. Theo số liệu của cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, công trình dài 21.196 km. Tuy nhiên, nếu chắp nối tất cả các đoạn tường thành với nhau thì tổng chiều dài của nó có thể lên tới 56.000km. Chiều cao trung bình bức tường 7m so với mặt đất.
Bằng cách sử dụng ADN cổ đại kết hợp với việc khai quật, các chuyên gia dần khám phá ra bí mật của một trong những thế lực hùng mạnh nhất thời kỳ đó.
Đây là một đế chế có sự đa dạng về chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ. Họ có sự đa dạng di truyền trong quần thể, trong đó, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng nhất trong xã hội Hung Nô.
"Chúng tôi có ý tưởng về cách người Hung Nô mở rộng lãnh thổ như kết hợp với các nhóm người khác nhau, tận dụng hôn nhân, mối quan hệ để xây dựng đế chế", Phó giáo sư Choongwon Jeong đến từ Đại học Quốc gia Seoul, cho biết.
Sức mạnh và sự bành chướng của đế chế Hung Nô đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ lạc du mục sau này có nguồn gốc từ thảo nguyên Á - Âu như đế quốc Mông Cổ.
Sau này, Vạn Lý Trường Thành còn có nhiều mục đích khác như kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế với hàng hóa vận chuyển theo "con đường tơ lụa", khuyến khích thương mại.
Ngoài ra, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành cũng được tăng cường bằng cách dựng thêm tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có kẻ xâm lược thông qua phương pháp báo khói hoặc lửa.
Dù chứng kiến hàng trăm trận chiến nhưng công trình cổ đại này vẫn còn đó, đứng sừng sững cho tới ngày nay và trở thành một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.
Vào thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những điểm nổi tiếng nhất trên Vạn Lý Trường Thành như Bát Đạt Lĩnh có thể đón tới 30.000 khách tham quan mỗi ngày và hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/van-ly-truong-thanh-do-ai-xay-a37031.html