Business Analyst học ngành gì & Trường nào tốt cho công việc?

Hiện nay, vai trò của Business analyst đang ngày càng phát triển và các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều chuyên gia BA. Nhiều người quan tâm đến công việc này thường không biết bắt đầu từ đâu và nên học ngành nào trong trường đại học. Một phần lý do cũng vì các trường học ở Việt Nam chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về Business analyst. Nhưng bạn vẫn có thể tham khảo những ngành học sau đây để làm công việc này:

1. Hệ thống thông tin quản lý

Để trở thành một Business Analyst, một lựa chọn phổ biến là học ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems). Học ngành Hệ thống thông tin quản lý mang lại lợi thế kết hợp kiến thức về kinh doanh và công nghệ thông tin. Điều này rất hữu ích cho vai trò của một Business Analyst, vì bạn cần giao tiếp và làm việc với nhiều bên liên quan trong dự án. Hiểu biết về kinh doanh và công nghệ thông tin giúp Business Analyst phân tích yêu cầu và đưa ra giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp. Và trong ngành này cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc phân tích, thiết kế và quản lý hệ thống thông tin trong doanh nghiệp:

2. Công nghệ thông tin

Học công nghệ thông tin để làm Business Analyst

Business Analyst (BA) là một vị trí trong lĩnh vực phân tích hệ thống và quản lý dự án, hơn nữa, với thời đại công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay thì Công Nghệ Thông Tin (CNTT) nhanh chóng trở thành ngành “hot”. Sinh viên học CNTT sẽ được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin và phát triển phần mềm, điều này có lợi khi làm việc trong vai trò BA.

Để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp, bạn cần bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh và phân tích hệ thống. Điều này có thể được đạt được bằng cách tự học hoặc tham gia các khóa đào tạo, chứ không nhất thiết phải học một ngành khác. Các kiến thức về quản lý dự án, quy trình kinh doanh, phân tích yêu cầu, mô hình hóa hệ thống và kỹ năng giao tiếp sẽ rất hữu ích cho một BA.

Ngoài ra, kỹ năng mềm cốt lõi như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề cũng là yếu tố quan trọng trong vai trò BA. Việc phối hợp và làm việc với các bộ phận kỹ thuật và kinh doanh yêu cầu một sự hiểu biết và giao tiếp hiệu quả. Một số chuyên ngành mà bạn có thể tham khảo:

3. Kinh tế

Để làm Business Analyst, không yêu cầu một ngành học cụ thể, nhưng một số chuyên ngành trong nhóm ngành kinh tế có liên quan đến vai trò BA và cung cấp kiến thức phù hợp. Dưới đây là phân tích chi tiết về các chuyên ngành này:

Mặc dù vậy, những nhóm ngành kinh tế thường thiếu kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT), dẫn đến khó khăn trong việc lấy yêu cầu, phân tích và đưa ra các giải pháp chuyên sâu về kỹ thuật. Trong quá trình làm BA, bạn có thể tự học và bổ sung kiến thức về CNTT hoặc tham gia các khóa học chuyên sâu về BA.

Dù học bất cứ ngành nào, bạn cũng không cần lo lắng bởi các công ty hiện nay không yêu cầu bắt buộc bạn phải học các ngành này để trở thành Business Analyst chuyên nghiệp. Những ngành và kỹ năng trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết trong vai trò Business Analyst. Quan trọng nhất là bạn nắm vững kiến thức về phân tích kinh doanh, hiểu về quy trình kinh doanh và có khả năng tương tác và giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan trong dự án.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/hoc-gi-de-lam-business-analyst-a35876.html