Múi giờ Anh là múi giờ GMT+0 vì đây là quốc gia có đặt đài thiên văn Greenwich. Múi giờ nước này chênh lệch 7 tiếng so với giờ Việt Nam vào mùa đông và 6 tiếng vào mùa hè. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về múi giờ nước Anh và những cách khắc phục triệu chứng thay đổi múi giờ đột ngột khi đến Anh Quốc.
Nước Anh là quốc gia đặt đài thiên văn Greenwich, tức là GMT + 00:00. Vì thế, múi giờ Anh là GMT + 00:00 hoặc Giờ Tây Âu (UTC + 00:00). Múi giờ của nước này cũng chính là kinh tuyến 0 độ, đồng thời đây cũng là tọa độ gốc dùng để xác định múi giờ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể hiểu đơn giản múi giờ Anh là múi giờ số 0.
Người Anh từng sử dụng múi giờ địa phương cho đến khi múi giờ GMT xuất hiện vào những năm 1840. Giai đoạn đầu, múi giờ này được gọi là “thời gian đường sắt”. Đường sắt Great Western và những công ty đường sắt áp dụng múi giờ GMT để phục vụ cho hoạt động của tàu chạy. Dần dần về sau, múi giờ này được sử dụng cho nhiều mục đích khác.
Từ 1858 trở đi, múi giờ GMT được sử dụng cho nhiều dịch vụ khác. Đến khi nước này mở rộng thuộc địa thì múi giờ GMT ngày càng mở rộng ra nhiều nơi trên thế giới và dần trở nên phổ biến như ngày nay.
Tham khảo bài viết Giờ GMT là gì? Cách quy đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam đầy đủ và chi tiết được tổng hợp từ EuroTravel
Ở nước Anh, giờ cũng được phân chia theo mùa. Để tiết kiệm ánh sáng ban ngày, người Anh áp dụng hình thức thay đổi thời gian tạm thời nhằm mục đích cho buổi chiều có nhiều ánh sáng hơn.
Người Anh gọi đây là British Summer Time (quy ước giờ mùa hè - BST). BST bắt đầu từ ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3, kéo dài đến chủ nhật cuối cùng tháng 10. Lúc này, toàn bộ đồng hồ tại nước Anh được chỉnh chạy nhanh hơn 1 tiếng so với giờ GMT, bắt đầu lúc 1 giờ sáng. Khi đồng hồ bắt chỉ 00:59:59, giây tiếp theo sẽ chuyển thành 2:00:00 (cộng thêm 1 giờ). BST sẽ kết thúc vào tháng 10, khi đồng hồ chỉ 01:59:59, giây tiếp theo sẽ chuyển sang 01:00:00 (lùi lại 1 giờ).
Từ 1895, George Vernon Hudson đề xuất chỉnh cho chạy nhanh hơn 1 giờ vào mùa xuân, đồng thời lùi lại vào mùa thu. Đến nay, đã có nhiều quốc gia áp dụng hình thức này với mức độ thay đổi thời gian tùy vào từng nước.
Việc thay đổi này hiện nay gây ra nhiều tranh cãi về cả những lợi ích lẫn tác hại. Cụ thể, việc thêm ánh sáng vào buổi chiều sẽ giúp cho con người có thêm thời gian để vui chơi sau khi làm việc. Đồng thời còn giảm bớt số lượng người phạm tội.
Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp có liên quan đến mặt trời. Ngoài ra, sự thay đổi thời gian theo mùa này còn ảnh hưởng đến việc chấm công, ảnh hưởng đến giờ giấc các cuộc họp hoặc tác động đến những phần mềm hoạt động theo thời gian.
Múi giờ Anh thuộc múi giờ GMT +0 và giờ Việt Nam là GMT +7. Để tính sự chênh lệch múi giờ Anh so với Việt Nam, chỉ cần lấy giờ Việt Nam trừ cho giờ Anh là ra số tiếng chênh lệch. Về nguyên tắc, sự chênh lệch thời gian giữa hai nước là 7 tiếng.
Tuy nhiên, sự chênh lệch này còn tùy thuộc vào nước Anh đang là mùa hè hay mùa đông. Nếu nước này là mùa hè, họ sẽ sử dụng GMT+1, còn vào mùa đông là GMT+0 như bình thường.
Ví dụ, nếu nước Anh đang là mùa Đông thì chỉ cần cộng thêm 7 tiếng sẽ ra giờ Việt Nam. Cụ thể, nếu Anh quốc đang là 1 giờ sáng thì Việt Nam là 8 giờ sáng. Nếu nước Anh đang là mùa hè, chỉ cần cộng thêm 6 tiếng là được. Cụ thể, nếu Anh quốc đang là 1 giờ sáng thì Việt Nam chỉ mới 7 giờ sáng.
Tương tự như sự chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Anh, việc xác định cụ thể múi giờ Anh và các nước khác trên thế giới tùy vào mùa của quốc gia này. Ngoài ra, chỉ cần sử dụng Google là có thể nhanh chóng biết được chính xác múi giờ cũng từng quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bạn có thể tham khảo bảng chênh lệch múi giờ giờ Anh Quốc và các quốc gia trên thế giới dưới đây:
Quốc gia Thành phố Chênh lệch với múi giờ ở Anh (giờ mùa đông) Mỹ Hawaii-10
Los Angeles, San Francisco, Las Vegas-7
Phoenix, Tenba, Salt Lake City-7
Chicago, Houston, Dallas, New Orleans-5
New York, Boston, Atlanta, Miami-4
Canada Vancouver-7
Banff, Calgary-6
Winnipeg-5
Toronto, Ottawa-4
Quebec, Montreal-4
Mexico-5
Brazil-3
Trung Quốc+8
Hàn Quốc+9
Ấn Độ+5.5
Indonesia Jakarta+7
Bali+8
Việt Nam+7
Thái Lan+7
Úc Sydney, Melbourne+10
Cairns, Brisbane, Gold Coast+10
Ayers Rock+9.5
Adelaide+9.5
Perth+7
Nga+3
Ý+2
Tây Ban Nha+2
Bồ Đào Nha+2
Pháp+2
Đức+2
Sự thay đổi múi giờ đột ngột từ giờ Việt Nam sang giờ Anh còn gọi là Jet lag - một hiện tượng với nhiều triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và một số vấn đề khác. Người lớn tuổi sẽ gặp các triệu chứng này nặng hơn so với người trẻ và trẻ em.
Chuẩn bị trước khi đến Anh
Trước khi đến Anh, bạn hãy dành khoảng 2 tuần để điều chỉnh đồng hồ sinh học cá nhân theo múi giờ Anh. Đi ngủ sớm và thức dậy sớm hơn 10 - 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể dần thích nghi khi đến Anh du lịch, học tập, và làm việc.
Ăn uống lành mạnh
Trước khi lên máy bay sang Anh, không nên sử dụng rượu, cafe, đường hoặc ăn nhiều calo khiến cơ thể đầy bụng. Bạn chỉ nên ăn uống nhẹ và uống nhiều nước để giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Vận động nhẹ trên chuyến bay
Trong chuyến bay dài, hành khách nên vận động nhẹ tại chỗ bằng cách co duỗi tay chân, massage đầu gối, mắt cá nhân, kéo giãn cổ, tay hoặc đứng dậy đi bộ một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Nhanh chóng thích nghi giờ địa phương
Khi đến Anh, bạn hãy chỉnh đồng hồ theo giờ Anh và nhanh chóng thích nghi với múi giờ và cuộc sống nơi đây.
Hạn chế đi ngủ ngay khi vừa đến Anh
Ngoại trừ việc đáp chuyến bay vào ban đêm, bạn không nên ngủ ngay vì vừa đến Anh. Hãy cố gắn làm quen với giờ địa phương, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để giúp cơ thể tỉnh táo. Việc đi uống cafe, dạo bộ, mua sắm sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn.
Trên đây là những thông tin về múi giờ Anh và các để hạn chế các triệu chứng do thay đổi múi giờ đột ngột gây ra mà du khách có thể tham khảo và áp dụng. Hi vọng rằng với những bí quyết nhỏ này sẽ giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn khi đến với nước Anh xinh đẹp.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/o-luan-don-nuoc-anh-la-9-gio-thi-luc-do-o-viet-nam-la-may-gio-a34294.html