Với bộ 3 đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Sinh học 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học Sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Sinh học 11.

3 Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Dựa vào kiểu trao đổi chất và năng lượng, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là

A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.

B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.

C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.

D. nhóm sinh vật quang dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.

Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây không phải là của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Thu nhận các chất từ môi trường.

B. Biến đổi các chất.

C. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.

D. Sinh sản tạo ra cơ thể mới.

Câu 3: Sự trao đổi nước trong cây không có quá trình nào sau đây?

A. Thoát hơi nước ở lá.

B. Hấp thu nước ở rễ.

C. Vận chuyển trong mạch gỗ.

D. Vận chuyển trong mạch rây.

Câu 4: Khi nói về quá trình hấp thu nước và khoáng ở rễ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nếu không có lông hút thì cây không thể lấy được nước.

B. Nước di chuyển vào rễ được do dịch tế bào rễ ưu trương hơn dung dịch đất.

C. Nước và ion khoáng đi qua tế bào chất của tế bào nội bì để vào mạch gỗ của rễ.

D. Phần lớn ion khoáng từ đất vào rễ theo cơ chế chủ động.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khí khổng?

A. Tế bào khí khổng có thành phía trong mỏng, thành phía ngoài dày.

B. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu thì lỗ khí mở ra.

C. Khi giải phóng các chất thẩm thấu thì tế bào khí khổng tăng hút nước.

D. Cường độ ánh sáng càng cao thì khí khổng mở càng lớn.

Câu 6: Thoát hơi nước không có vai trò nào sau đây?

A. Tạo động lực đầu trên cho dòng mạch rây.

B. Giảm nhiệt độ bề mặt lá.

C. Liên kết các cơ quan của cây thành thể thống nhất.

D. Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán được vào lá.

Câu 7: Người ta thường dựa vào đặc điểm nào để biết được cây thiếu loại nguyên tố khoáng nào?

A. Hình dạng cây.

B. Màu sắc lá.

C. Số lượng cành.

D. Số lượng quả.

Câu 8: Cây hấp thu nitrogen ở dạng nào sau đây?

A. NO3- và NH4+.

B. NO2- và NH4+.

C. N2 và NH4+.

B. NO2- và N2.

Câu 9: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học của

A. ATP.

B. ATP và NADPH.

C. NADPH.

D. chất hữu cơ.

Câu 10: Nhóm sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa quang năng hấp thụ được thành hoá năng trong quá trình quang hợp là

A. Diệp lục a.

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b

D. Diệp lục a, b và carotenoid.

Câu 11: Sản phẩm của pha sáng gồm

A. ATP, NADPH VÀ O2.

B. ATP, NADPH VÀ CO2.

C. ATP, NADP+ VÀ O2.

D. ATP, NADPH.

Câu 12: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quang hợp chủ yếu xảy ra khi bộ máy quang hợp hấp thu ánh sáng tại miền xanh tím và ánh sáng đỏ.

B. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn.

C. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.

D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp acid amin và protein.

Câu 13: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về hình thức trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (nông nghiệp sạch)?

I. Có thể điều chỉnh cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng nhân tạo để năng suất quang hợp đạt tối đa.

II. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.

III. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp tiết kiệm không gian, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.

IV. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo thường được áp dụng để sản xuất rau xanh, các cây trồng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Hô hấp ở thực vật là

A. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

B. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là protein tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

C. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và cơ năng.

D. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là protein tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và cơ năng.

Câu 15: Hô hấp ở thực vật không có vai trò

A. cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống của thực vật.

B. duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.

C. tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể thực vật.

D. tạo ra các chất hữu cơ đặc trưng để xây dựng và tích luỹ năng lượng cho cơ thể thực vật.

Câu 16: Ở tế bào thực vật, giai đoạn đường phân xảy ra ở

A. ti thể.

B. tế bào chất.

C. nhân.

D. lục lạp.

Câu 17: Một phân tử glucose khi hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng khoảng

A. 30 - 32 ATP.

B. 24 - 26 ATP.

C. 14 - 16 ATP.

D. 2 - 4 ATP.

Câu 18: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nguyên nhân tại sao các biện pháp bảo quản nông sản luôn hướng tới mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp xuống mức tối thiểu.

I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ trong nông sản.

II. Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản dẫn tới làm tăng cường độ hô hấp của nông sản.

III. Hô hấp làm tăng độ ẩm dẫn tới làm tăng cường độ hô hấp và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng nông sản nhanh hơn.

IV. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản dẫn tới lượng O2 giảm nhiều tạo ra môi trường kị khí khiến nông sản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng, chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzyme do lysosome tiết ra.

C. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.

D. Thức ăn được biến đổi về mặt cơ học bên trong tế bào.

Câu 20: Cơ quan nào dưới đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?

A. Dạ dày.

B. Ruột non.

C. Khoang miệng.

D. Mật.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

I. Enzyme pepsin do dạ dày tiết ra có tác dụng phân giải protein thành các amino acid.

II. Enzyme lipase do mật tiết ra có tác dụng phân giải lipid thành acid béo và glycerol.

III. Enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường chỉ có trong các tuyến nước bọt ở khoang miệng.

IV. Enzyme trypsin do tuyến tụy tiết ra phân giải các peptide thành amino acid.

Các phát biểu đúng là

A. I, II.

B. II, III.

C. II, IV.

D. III, IV.

Câu 22: Chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở động vật diễn ra theo hướng nào?

A. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.

D. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.

Câu 23: Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là:

(1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao.

(2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.

(3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hoá nội bào.

(4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (3) và (4).

C. (1), (2) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với bề mặt trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

D. Bề mặt trao đổi khí thường rộng, có nhiều mao mạch mang máu tới trao đổi khí.

Câu 25: Xét các loài sinh vật sau:

(1) tôm (2) cua (3) châu chấu

(4) trai (5) giun đất (6) ốc

Những loài hô hấp bằng mang là

A. (1), (2), (3) và (5).

B. (1), (2), (4) và (5).

C. (1), (2), (4) và (6).

D. (3), (4), (5) và (6).

Câu 26: Nhận định nào sau đây về hô hấp ở cá là đúng?

A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi mang có nhiều phiến mang.

B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch cùng chiều với nhau.

D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2, khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy ra ngoài.

Câu 27: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.

C. Vì phổi thú có độ ẩm lớn hơn.

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang hơn.

Câu 28: Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là

A. làm giảm tiết chất nhày ở đường hô hấp.

B. phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang.

C. tăng lưu thông không khí.

D. hạn chế các phản ứng viêm.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Giải thích tại sao cây có thể hấp thu chọn lọc một số ion khoáng trong đất.

Câu 2 (1 điểm): Cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể? Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Để nghiên cứu quang hợp ở thực vật người ta tiến hành các bước thí nghiệm như hình vẽ sau:

3 Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc A và B khác nhau như thế nào?

b. Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

Câu 4 (0,5 điểm): Giải thích tại sao vào những ngày nắng nóng, thường xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu ở các ao nuôi. Vào trường hợp này, người nuôi cá cần làm gì để khắc phục?

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm

1. B

2. D

3. D

4. A

5. B

6. A

7. B

8. A

9. B

10. A

11. A

12. D

13. D

14. A

15. D

16. B

17. A

18. D

19. C

20. A

21. C

22. A

23. C

24. A

25. C

26. A

27. D

28. B

B. Phần tự luận

Câu 1:

Cây có thể hấp thụ chọn lọc một số ion khoáng trong đất là do khi đến lớp nội bì, nước và các ion khoáng di chuyển theo con đường gian bào bị chặn lại và phải chuyển sang con đường tế bào chất để vận chuyển vào phía trong. Mà màng tế bào là màng bán thấm nên chỉ cho một số ion khoáng đi qua.

Câu 2:

- Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và năng lượng là chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước), đặc biệt là những chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời phải đảm bảo đủ khối lượng mỗi chất dinh dưỡng và năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí.

- Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, cần uống đủ nước, ăn đa dạng các loại thực phẩm, mỗi bữa ăn cần có đầy đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa,...), carbohydrate (cơm, bánh, ngô, khoai,...), lipid (dầu ăn, mỡ), vitamin (rau, củ, quả tươi,...) và khoáng chất (hải sản,... với khối lượng mỗi chất và năng lượng cung cấp phù hợp.

Câu 3:

a. Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc:

- Cốc A để trong phòng tối (thiếu ánh sáng).

- Cốc B được để ngoài nắng (được chiếu sáng đầy đủ).

b.

- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là: xuất hiện các bong bóng khí nhỏ li ti nổi lên đáy ống nghiệm.

- Que đóm còn tàn đỏ bùng cháy khi đưa về phía miệng ống nghiệm của cốc A. Vì ở cốc A có ánh sáng, cành rong tiến hành quang hợp tạo ra O2 dẫn tới nồng độ O2 trong ống nghiệm ở cốc A cao tạo điều kiện để duy trì sự cháy.

Câu 4:

- Hiện tượng cá nổi đầu thường xảy ra ở các ao nuôi vào những ngày nắng nóng vì: Trong ao nuôi thường có lượng chất hữu cơ hoà tan lớn là thức ăn thừa còn tồn dư cũng như chất thải từ cá. Trời nắng nóng làm tăng tốc độ phân giải chất hữu cơ trong nước ao của các vi sinh vật hiếu khí, hoạt động này tiêu thụ một lượng lớn oxygen hoà tan trong nước ao khiến cá bị thiếu oxygen và phải nổi đầu để đớp khí.

- Để khắc phục tình trạng này có thể dùng máy sục khí tạo oxygen hoà tan, bơm thêm nước vào ao, cho ăn ít đi hoặc tạm dừng cho cá ăn 1 - 2 ngày,...

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Sinh học 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Sinh học 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/de-thi-giua-ki-1-sinh-11-a34007.html