Bạch cầu tăng cao có nghĩa là cơ thể chúng ta đang cố gắng đối phó với một tình trạng bệnh lý hoặc viêm nhiễm.
Bạch cầu tăng cao là hiện tượng số lượng bạch cầu ở trong cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường. Thường thì, hiện tượng này xảy ra khi cơ thể đang bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường sau khi cơ thể khỏe lại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như: Viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan, số lượng bạch cầu tăng lên khá cao và có thể vượt quá mức bình thường (từ 4.000/ml - 8.000/ml).
Khi bạch cầu tăng quá cao, đặc biệt là trên 100.000/ml, cần phải nghĩ đến một bệnh lý khác, thường là bệnh ung thư của hệ tạo máu (bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp).
Nếu tình trạng bạch cầu cao kéo dài và vượt quá mức cần thiết, điều này có thể gây hại cho cơ thể. Tế bào bạch cầu tích tụ và gây cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của cơ thể, việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia về máu cho rằng, nguyên nhân gây bạch cầu cao là do bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc khi cơ thể bị nhiễm trùng các cơ quan bên trong như: Viêm phổi, áp-xe gan... Ngoài ra, trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như: Bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính cũng có thể dẫn đến hiện tượng bạch cầu cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng cao bạch cầu trong máu, và từng loại bạch cầu có những nguyên nhân khác nhau.
Phụ nữ mang thai thường có số lượng bạch cầu cao hơn bình thường, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng này có thể vẫn tiếp diễn trong vài tháng sau khi sinh, và thường không cần điều trị. Sau thời gian này, số lượng bạch cầu sẽ trở về mức giống hoặc gần giống với thời điểm trước khi mang thai.
Tùy vào loại bạch cầu tăng và nguyên nhân gây ra, các triệu chứng của bệnh bạch cầu tăng có thể khác nhau.
Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng nguy hiểm trên, cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Việc này rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu tăng cao phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay bao gồm:
Bác sĩ sẽ chẩn đoán sau khi thực hiện các phương pháp lâm sàng để xác định loại bệnh tăng bạch cầu mà bạn đang gặp và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và tuân thủ nghiêm chỉnh chỉ định điều trị trong suốt thời gian điều trị bệnh.
Một số biện pháp phòng ngừa bạch cầu tăng mà bạn có thể áp dụng đó là:
Bạch cầu tăng cao có thể biểu hiện cho tình trạng nhiễm khuẩn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là bệnh bạch cầu gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe. Do đó, nếu bạn thấy những biểu hiện bất thường nêu trên, cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Minh QA
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cach-giam-bach-cau-trong-mau-a33142.html