Động kinh vắng ý thức xảy ra khi hoạt động ý thức bị suy giảm trong một thời gian ngắn, khó phát hiện. Bệnh này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn với dấu hiệu co giật, mất ý thức tạm thời.
Động kinh vắng ý thức là một loại động kinh toàn thể xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 - 14 tuổi và phổ biến ở nữ hơn nam giới.
Những người mắc loại động kinh này thường đứng ngây người ra một cách đột ngột nhưng không bị ngã. Bệnh nhân đột nhiên nhìn chằm chằm vào khoảng không. Trạng thái này kéo dài khoảng 10 - 20 giây hoặc hơn. Bệnh nhân tỉnh lại nhanh chóng và không biết chuyện gì đang xảy ra. Các triệu chứng khác cảnh báo cơn mất ý thức:
Dấu hiệu của cơn động kinh vắng ý thức thường thoáng qua và khó phát hiện nhưng không có nghĩa là vô hại. Các triệu chứng có thể diễn ra thầm lặng trước khi người bệnh nhận thấy các cơn co giật rõ hơn. Trường hợp cần đi khám ngay lập tức:
Động kinh vắng ý thức là một dạng động kinh do rối loạn cấu trúc trong não hoặc chấn thương, xung điện đột ngột xuất hiện trong não, làm rối loạn tín hiệu và kích thích hệ thần kinh gây co giật, đều là nguyên lý gây ra cơn động kinh vắng ý thức.
Ở trẻ em, hầu hết các trường hợp động kinh là do chấn thương trước và sau khi được sinh ra. Ngoài ra, di truyền cũng là yếu tố gây ra bệnh động kinh. Ở người lớn, cơn co giật có thể do chấn thương sọ não, nhiễm trùng, viêm màng não hoặc khối u não.
Hầu hết các trường hợp động kinh vắng ý thức đều phải dùng thuốc suốt đời, điều này khiến người bệnh phải chịu một số tác dụng phụ của thuốc. Những bệnh nhân này có thể gặp những cơn động kinh toàn thân nguy hiểm. Ảnh hưởng của động kinh vắng ý thức đối với người bệnh là:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng động kinh vắng ý thức gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não, tương đương với một cơn động kinh co giật.
Các cơn động kinh vắng ý thức xảy ra thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển tư duy, trí nhớ của người bệnh. Mọi hoạt động phát triển của não bộ bị rối loạn.
Trẻ em khi bị động kinh vắng ý thức không thể phát triển năng lực học tập tối đa. Tâm lý của trẻ cũng không ổn định, rất dễ bị cô lập và trở thành tự kỷ. Bệnh rất khó phát hiện và âm thầm nên càng nguy hiểm hơn khi người bệnh không có phương án phòng ngừa cũng như điều trị.
Động kinh vắng ý thức chỉ xảy ra trong vài chục giây nhưng có thể khiến người bệnh mất ý thức hoàn toàn. Trong cơn động kinh, thông tin không thể được ghi nhớ hoặc dung nạp. Khi phát bệnh, não bộ dường như ngừng hoạt động, làm gián đoạn quá trình ghi nhớ và tập trung.
Khi cơn động kinh kết thúc, người bệnh cảm thấy lờ đờ, nhớ nhớ quên quên. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi đi học.
Các chuyên gia khuyên ba mẹ nên đưa trẻ đến môi trường học tập đặc biệt cho trẻ động kinh hòa nhập và hồi phục tốt hơn. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở học tập với những người bạn bình thường.
Loại động kinh này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, học tập mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ em có thể gặp tai nạn trong khi sinh hoạt, vận động hàng ngày.
Bệnh tuy nguy hiểm nhưng các nghiên cứu cho thấy nếu được phát hiện sớm và điều trị thì khả năng chữa khỏi bệnh ở trẻ là 80%.
Các bác sĩ yêu cầu người bệnh mô tả dấu hiệu cơn động kinh và thực hiện các xét nghiệm. Các phương pháp để chẩn đoán co giật bao gồm:
Những người bị động kinh thường dùng nhiều loại thuốc để giảm tần suất hoặc loại bỏ các cơn động kinh. Sau khi thăm khám, chẩn đoán và đưa ra kết luận, bác sĩ kê đơn thuốc tùy theo tình trạng bệnh nhân như Ethosuximide, Lamotrigine, Valproate,…
Hầu hết trẻ mắc bệnh này có thể ngừng dùng thuốc chống co giật nếu không bị co giật trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, cần phải theo dõi và kiểm soát thường xuyên.
Người bệnh động kinh nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn chặn cơn động kinh xuất hiện.
Trên đây là những thông tin về bệnh động kinh vắng ý thức, tác hại và cách điều trị chứng bệnh này. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đừng chủ quan mà hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/con-mat-y-thuc-thoang-qua-a33078.html