Với bộ 10 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 của các trường Tiểu học trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 4 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4.
Xem thử
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Điều kì diệu” (trang 8) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Câu 1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
Câu 2. Vì sao đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão? (0,5 điểm)
A. Vì rễ của cây sậy cắm sâu vào lòng đất nên rất khó bị bật gốc.
B. Vì cây sậy ở dưới thấp nên gió không thổi qua.
C. Vì cây sậy dựa vào nhau nên không bị đổ.
D. Vì cây sồi đã che cho đám sậy.
Câu 3. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? (0,5 điểm)
A. Không nên coi thường cây sậy.
B. Không nên coi thường cây sồi.
C. Không nên sống gần bờ sông.
D. Không nên coi thường người khác.
Câu 4. Xếp các từ được gạch chân trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp: (1 điểm)
Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?
Danh từ
Động từ
Câu 5. Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn sau: (1 điểm)
Hương vị sầu riêng hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Tìm 4 danh từ chung và 4 danh từ riêng trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Mị Nương được vua cha yêu thương hết mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở mãi tận miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng này tên gọi là Thủy Tinh. Một người là chúa của vùng non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.
(Theo “Sơn Tinh, Thủy Tinh”)
Danh từ riêng
Danh từ chung
Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)
a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
................................................................................................ ................................................................................................
b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.
................................................................................................ ................................................................................................
c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe - viết (4 điểm)
GIEO NGÀY MỚI
(Trích)
Sáng sớm dắt trâu ra đồng
Cha mong kịp ngày gieo hạt
Mẹ bắc gầu tát bên sôngĐợi gặt mùa vàng ấm áp.
Từng nét phấn trên bục giảng
Gieo thành bao ước mơ xanh
Chồi non mỗi ngày vươn lớn
Cô gieo hoa trái ngọt lành.
Ngọc Hà
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn ngắn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi:
+ Bài thơ muốn nói lên điều kì diệu: Mỗi cá nhân trong tập thể đều có những nét khác biệt riêng nhưng chính những nét khác biệt ấy lại tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
+ Điều kì diệu ấy trong lớp em: có bạn học giỏi môn Toán, có bạn học giỏi môn Tiếng Việt, bạn khác lại giỏi môn Tiếng Anh,… Từ đó tạo nên một lớp học tiên tiến.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
Câu 2. (0,5 điểm)
C. Vì cây sậy dựa vào nhau nên không bị đổ.
Câu 3. (0,5 điểm)
D. Không nên coi thường người khác.
Câu 4. (1 điểm)
Danh từ
Động từ
Nến, nửa
thấy, giật mình, chết, cháy, tàn
Câu 5. (1 điểm)
Câu chủ đề: “Hương vị sầu riêng hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.”
Câu 6. (1 điểm)
Danh từ riêng
Danh từ chung
Hùng Vương, Mị Nương, Tản Viên, Sơn Tinh
người, con gái, hoa, tính nết
Câu 7. (1,5 điểm)
a) Lan là người bạn thân thiết nhất của em.
b) Mê Linh là nơi em sinh ra và lớn lên.
c) Hôm nay trời nắng to 37 độ.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn kể: chuyện “Cây khế”.
Triển khai:
- Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau: người em hiền lành, chăm chỉ; người anh tham lam, lười biếng.
- Sau khi cha mất, người anh chia cho em trai một cây khế và một túp lều tranh.
- Người em chăm chỉ làm lụng, năm đó khế được mùa và rất ngọt.
- Sau đó có con chim lạ đến ăn và hứa sẽ trả bằng vàng. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang.
- Người anh biết chuyện, xin em đổi gia tài để lấy cây khế nhưng do lòng tham lam nên không những không mang được vàng về mà con thiệt mạng.
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.
Bài làm tham khảo
Trong những câu chuyện đã học, em thích nhất là câu chuyện “Cây khế”. Vì đây là một câu chuyện cổ tích của nước ta mang trong mình bài học rất ý nghĩa.
Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu.
Sau khi cha mất, người anh chia cho em mình một cây khế già và một túp lều tranh rồi lấy hết gia sản. Người em ở lều tranh chăm chỉ làm lụng mỗi ngày và chăm sóc cây khế. Năm đó khế ra trái rất sai và ngọt nên có chim lạ đến ăn. Thấy người em than thở vất vả, chim hứa ăn khế sẽ trả vàng. Và chở người em ra đảo lấy vàng về. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang. Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên do tham lam, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần chim dặn và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu.
Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử
Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thêm đề thi lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/de-thi-giua-ki-1-tieng-viet-lop-4-a31909.html