Bạn đã chọn ngành học nào cho kỳ tuyển sinh đại học sắp tới chưa? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về ngành Kiến trúc, một ngành đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ và có cơ hội việc làm ổn định trong tương lai.
Vậy để theo học ngành này, bạn cần thi khối nào và những môn gì? Hãy cùng APA Academy tìm hiểu nhé!
Ngành Kiến trúc thi khối nào?
Khối V và H là hai khối chính được chọn để xét tuyển vào ngành Kiến trúc ở các trường đại học. Tuy nhiên, tùy theo quy định của từng trường, thí sinh sẽ phải chọn tổ hợp môn phù hợp với mình như sau:
- Khối V: V00 gồm Toán, Lý, Vẽ và V02 gồm Toán, Anh, Vẽ
- Khối H: H01 gồm Toán, Văn, Vẽ và H02 Văn, Anh, Vẽ.
Gần đây, các trường đã bổ sung tổ hợp môn xét tuyển bao gồm: Toán, Lý, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Lý, Vẽ (Hình họa); Toán, Văn, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Văn, Vẽ (Hình họa). Việc này nhằm tạo thêm cơ hội cho nhiều thí sinh theo học ngành Kiến trúc.
Ngành Kiến trúc có nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành thi các môn khác nhau như sau:
- Khoa Kiến trúc và Quy hoạch đô thị thi các môn Toán, Lý và Vẽ đầu tượng.
- Khoa Xây dựng thi các môn Toán, Lý và Hóa (khối A).
- Khoa Thiết kế nội ngoại thất thi các môn Văn, Vẽ trang trí màu và Vẽ chân dung người thật.
Do có nhiều thay đổi trong cách tính điểm, hiện nay các trường xét tuyển thông qua điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia các môn văn hóa như Toán, Lý, Văn và tổ chức thi riêng môn năng khiếu Vẽ theo quy định của từng trường. Môn Vẽ mỹ thuật/Hình họa được nhân hệ số 2.
Bạn có thể tham khảo: Điểm chuẩn đại học Kiến trúc Hà Nội ngay tại đây
Muốn học ngành Kiến trúc cần chuẩn bị những gì?
Chắc chắn rằng những môn khoa học như Toán và Lý là nền tảng bạn đã được học và bạn cũng cần phải có sự yêu thích với những môn này vì trong quá trình học đại học, chúng vẫn là các môn quan trọng đối với ngành Kiến trúc. Bên cạnh đó, bạn cần phải có niềm đam mê với môn Vẽ. Đây không nhất thiết là năng khiếu tự nhiên mà bạn hoàn toàn có thể rèn luyện mỗi ngày từ khi còn học cấp 3 nếu mục tiêu của bạn là đỗ vào ngành Kiến trúc tại các trường đại học. Bạn cần tìm hiểu về lĩnh vực mỹ thuật, luyện vẽ các hình khối từ đơn giản đến phức tạp.
Thường thì việc tự học vẽ tay để thi vào ngành Kiến trúc là khá khó. Bạn nên đến các trung tâm luyện thi môn Vẽ để được hướng dẫn bài bản và có lộ trình rõ ràng. Điều này không chỉ giúp bạn nắm được các thông tin cần thiết cho môn thi năng khiếu mà còn mở rộng hiểu biết về mỹ thuật.
Cơ hội nghề nghiệp ngành kiến trúc
Ngành kiến trúc mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, từ công việc thiết kế truyền thống đến các lĩnh vực mới nổi liên quan đến công nghệ và bền vững. Dưới đây là một số cơ hội nghề nghiệp phổ biến trong ngành này:
Kiến trúc sư
- Kiến trúc sư thiết kế: Chịu trách nhiệm tạo ra các thiết kế cho các tòa nhà, công trình và không gian.
- Kiến trúc sư nội thất: Chuyên về thiết kế nội thất cho các tòa nhà và không gian sống.
- Kiến trúc sư cảnh quan: Tập trung vào thiết kế cảnh quan và các không gian ngoài trời.
Quản lý dự án
Đảm bảo dự án xây dựng được hoàn thành đúng tiến độ, ngân sách và chất lượng. Vai trò này đòi hỏi kỹ năng quản lý và giao tiếp mạnh mẽ.
Kiến trúc sư kỹ thuật
Tập trung vào các yếu tố kỹ thuật của thiết kế, như kết cấu, hệ thống điện, và hệ thống nước.
Nghiên cứu và giảng dạy
Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các tổ chức học thuật để giảng dạy và nghiên cứu các chủ đề liên quan đến kiến trúc.
Công việc tại các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ (NGO)
Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, bảo tồn di sản kiến trúc, hoặc các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Tư vấn và kinh doanh
Cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế hoặc mở công ty thiết kế kiến trúc của riêng mình.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Những Lưu Ý Khi Thi Vẽ Năng Khiếu Để Đạt Điểm Cao
Những Yếu Tố Tạo Nên Bài Thi Vẽ Đầu Tượng Đẹp Bạn Nên Biết
Các loại nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật mà bạn nên biết
Bài viết trên là các thông tin về lĩnh vực Kiến trúc. Hi vọng bạn sẽ chọn được ngành học phù hợp với mình dựa trên những điều được trình bày trong bài viết này. Đừng quên truy cập APA Academy để không bỏ lỡ những bài viết hay nhé!