Chuyên ngành khoa học máy tính được mệnh danh là “vua” của mọi nghề trong thời đại 4.0, và chưa bao giờ hạ nhiệt trong việc thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ đăng ký trong mỗi mùa tuyển sinh. Ngành khoa học máy tính là một trong những ngành “lọt top” hot mang lại cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn cho những tín đồ Công nghệ.
Trong bài viết này, VNUK sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành khoa học máy tính là gì, ngành khoa học máy tính có khác biệt gì với ngành công nghệ thông tin, đồng thời giúp bạn tìm kiếm các trường đào tạo ngành khoa học máy tính hàng đầu hiện nay để có lựa chọn phù hợp nhé!
Ngành khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính (Computer science) là ngành tập trung chuyên sâu về nghiên cứu máy tính và ngôn ngữ lập trình. Là một sinh viên chuyên ngành này bạn sẽ phát triển kỹ năng công nghệ cũng như hình thành một góc nhìn mới hoàn toàn về quá trình giải quyết vấn đề của máy tính. Đồng thời bạn cũng sẽ học được cách “bóc tách” từng mảng của một vấn đề và giải quyết chúng một cách hiệu quả.
Sinh viên ngành khoa học máy tính sau khi ra trường cần đáp ứng những tiêu chí sau về ngành nghề:
- ‘Lĩnh hội” đầy đủ các kiến thức chuyên môn về ngành khoa học máy tính và ngành công nghệ thông tin, biết thiết kế và xử lý các vấn đề phức tạp xảy ra trên máy tính, thử nghiệm - quản lý hệ thống máy tính.
- Thành thạo khả năng xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế và xây dựng các phần mềm, các ứng dụng thông tin dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý và khai thác dữ liệu đa phương tiện.
- Có niềm đam mê tự học, phân tích và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu trong ngành khoa học máy tính và các ứng dụng trong ngành công nghệ thông tin.
- Có khả năng tự xử lý các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc, phân tích vấn đề và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp.
- “Level up” tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, ứng xử chuyên nghiệp; làm việc nhóm và chịu áp lực công việc, có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết các tình huống xảy ra khác nhau.
- Tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp thành thạo để làm việc với các chuyên gia người nước ngoài.
Sự khác biệt giữa ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ vẫn đang lầm tưởng ngành Khoa học học máy và Công nghệ thông tin là một. Lý do rất đơn giản, cả hai đều có những công việc khá giống nhau, luôn luôn sử dụng đến máy tính, các phần mềm, lập trình,… Tuy nhiên, hai ngành nghề này có mục đích, vai trò riêng, chứ không giống nhau hoàn toàn.
- Ngành khoa học máy tính là ngành chuyên đào tạo những nhà khoa học trong lĩnh vực máy tính. Công việc của một nhà khoa học máy tính là nghiên cứu về phần mềm, ngôn ngữ lập trình, thuật toán để thiết kế phần mềm mới, xử lý và điều hành các vấn đề của phần mềm đang hoạt động.
- Công nghệ thông tin là chuyên ngành về việc sử dụng những chương trình/ phần mềm máy tính đã có sẵn. Ngành công nghệ thông tin không phải tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính, mà chỉ biết cách sử dụng phần cứng và phần mềm để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý và bảo vệ thông tin trên máy tính mà các kỹ sư khoa học máy tính đã tạo ra.
Ngoài ra, có thể lấy một ví dụ đơn giản để các bạn dễ dàng hình dung và phân biệt hai chuyên ngành này chính là hệ điều hành Windows. Những nhà Khoa học máy tính chính là người tạo ra hệ điều hành này và những chuyên viên Công nghệ thông tin sẽ sử dụng hệ điều hành Windows để tạo ra những sản phẩm.
Nếu bạn muốn trở thành một người tạo ra các phần mềm/ chương trình máy tính cho người khác sử dụng thì hãy chọn ngành Khoa học Máy tính. Ngược lại, nếu bạn chỉ biết cách sử dụng các phần mềm máy tính một cách hiệu quả nhất thì hãy chọn Công nghệ thông tin.
Các khối thi của ngành Khoa học máy tính
Ngành khoa học máy tính thi khối nào? Chắc hẳn không ít các sĩ tử hiện nay quan tâm để định hướng tương lai của mình. Dưới đây là các khối thi ngành công nghệ máy tính để các bạn trẻ tham khảo:
- Khối A00 (Toán - Lý - Hóa)
- Khối A01 (Toán - Lý - Anh)
- Khối A02 (Toán - Lý - Sinh)
- Khối A04 (Toán - Lý - Địa)
- Khối A10 (Toán - Lý - GDCD)
- Khối B08 (Toán - Anh - Sinh)
- Khối C01 (Toán - Lý - văn)
- Khối C14 (Văn - Toán - Anh)
- Khối D01 (Toán - Văn - Anh)
- Khối D07 (Toán - Hóa - Anh)
Ngoài phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT thì nhiều trường đại học hiện nay cũng tuyển sinh theo nhiều phương thức khác nhau như phương thức xét tuyển học bạ, phương thức xét tuyển riêng,… nhằm mục đích tạo cơ hội và mở rộng cánh cửa đại học cho các bạn trẻ hiện nay, hãy tìm hiểu ngay nhé!
Cơ hội lớn cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực Khoa học máy tính
Ngành Khoa học máy tính được xem là lĩnh vực đòi hỏi “chất xám” cao và có nhiều thử thách nhưng lại đi kèm với mức lương hậu hĩnh.
Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về Khoa học máy tính, công nghệ thông tin tăng gấp 4 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại. 98% kỹ sư khoa học máy tính có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu/tháng. Những chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD (khoảng 3,7 tỉ đồng) mỗi năm, tương đương 13.500 USD (khoảng 312 triệu đồng) mỗi tháng.
Đặc biệt, kỹ sư Khoa học máy tính hệ chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản có cơ hội làm việc tại Nhật Bản với mức lương cạnh tranh hơn.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhận được bằng kỹ sư Khoa học máy tính và có thể làm việc tại các vị trí, như:
- Lập trình viên - kiểm thử máy tính viên, tư vấn viên, người giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển, giám đốc kỹ thuật
- Nhân viên kỹ thuật công nghệ thông tin làm việc tại các doanh nghiệp lớn hoặc tổ chức nhà nước
- Kỹ sư phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ Công nghệ thông tin - Truyền thông
- Kỹ sư thiết kế phần mềm, xây dựng và đánh giá vấn đề phần mềm của máy tính
- Kỹ sư dữ liệu với nhiệm vụ phân tích, xử lý và cung cấp các dịch vụ về dữ liệu
- Kỹ sư phụ trách nghiên cứu và phát triển các phần mềm từ động như: điều khiển robot, xe tự lái…
- Kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm về sản xuất, phân phối hàng hóa…
Top 5 các trường đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất hiện nay
1. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK)
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh (VNUK) là một trong Các trường đào tạo ngành khoa học máy tính có chất lượng đào tạo thuộc hàng top hiện nay với chương trình đào tạo được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc, giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài.
VNUK luôn tích hợp các yếu tố tiên tiến từ nền giáo dục của các nước phát triển trên thế giới. Chính vì vậy, chuyên ngành Khoa học máy tính tại VNUK được thiết kế khoa học theo hướng đạt chuẩn quốc tế ABET nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tốt.
Với nhiều học phần thực tập và được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của Đại học Aston, Anh quốc sẽ giúp sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính tại VNUK đạt được những lợi thế cạnh tranh trong môi trường lao động chuyên nghiệp như kỹ năng tự học trọn đời sẽ là công cụ để các VNUKers có được lợi thế vượt trội hơn so với các sinh viên tốt nghiệp cùng chuyên ngành trên thị trường lao động.
>>>> Xem thêm chi tiết tại: Khoa học và Kỹ thuật máy tính
Năm học 2023-2024, VNUK tuyển sinh và đào tạo 08 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh:
- Quản trị và Kinh doanh quốc tế (International Business Management)
- Quản trị Du lịch và Khách sạn quốc tế (International Tourism and Hospitality Management)
- Quản trị Kinh doanh Số (Digital Business Management)
- Marketing hướng dữ liệu (Data Driven Marketing)
- Khoa học và Kỹ thuật máy tính (Computer Science Engineer - CSE)
- Khoa học Dữ liệu (Data Science)
- Khoa học Y Sinh (Biomedical Science)
- Công nghệ Nano (Nano Technology)
- Kinh doanh Thương mại quốc tế (International Business Commerce) - CT Song ngữ
- Công nghệ phần mềm (Software Engineer) - CT Song ngữ
Đăng ký xét tuyển: https://vnuk.edu.vn/xet-tuyen/
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 158A Lê Lợi - Hải Châu 1 - Hải Châu - Đà Nẵng
- Hotline & Zalo: 0905 55 66 54
- Email: contact@vnuk.edu.vn
2. Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng là trường đại học đứng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền Trung - Tây Nguyên, Việt Nam. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, một trong ba trường Đại học Bách khoa chuyên đào tạo kỹ sư đa ngành theo định hướng nghiên cứu của Việt Nam.
Năm 2017, trường trở thành 1 trong 4 trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Châu Âu (HCERES) công nhận. Đại học Bách Khoa Đà Nẵng xứng đáng là lựa chọn lý tưởng của những bạn học đam mê khoa học máy tính. Với đội ngũ giảng viên “gạo cội”, cơ sở vật chất hiện đại bạn sẽ rất hài lòng khi được đào tạo tại đây.
3. Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn
Trường Đại Học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn có tiền thân là khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông của Đại học Đà Nẵng, được xây dựng theo mô hình đại học quốc tế, đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực khoa học máy tính, công nghệ thông tin và truyền thông.
Đây là một ngôi trường được thành lập dưới sự hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc. VKU hiện là trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng có truyền thống, kinh nghiệm và tiềm lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liên tục 4 năm liền được Tổ chức xếp hạng đại học uy tín QS-Asia đánh giá trong top 401 - 450 đại học tốt nhất châu Á.
4. Trường Đại học FPT
Trường đại học FPT nổi tiếng thuộc top các trường đại học đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất. Trường có giảng viên có kinh nghiệm lâu năm và kiến thức chuyên môn cao trong ngành khoa học máy tính. Các sinh viên học ngành khoa học máy tính tại trường có cơ hội được cấp học bổng từ cử nhân lên bậc tiến sĩ có thời gian đào tạo tại nước ngoài bởi các giáo sư ngoại quốc và học cùng sinh viên quốc tế.
Sinh viên học tại trường FPT có cơ hội phát triển kiến thức chuyên môn và cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc đặc biệt là làm việc tại môi trường nước ngoài với mức lương hấp dẫn.
5. Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng là một trường đại học chuyên ngành về khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam, được đánh giá là một trong những trường đại học đầu ngành về đào tạo khối ngành khoa học máy tính tại Miền Trung Việt Nam.
Đây là một trong 6 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật của cả nước - đào tạo kỹ thuật lấy ứng dụng làm trọng tâm để giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ, kỹ sư theo định hướng ứng dụng và giáo viên kỹ thuật. Vì vậy nếu bạn tìm kiếm một trường đại học đào tạo chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đà Nẵng thì không thể bỏ qua ngôi trường này.
Hi vọng thông qua bài viết trên, các bạn trẻ đã hiểu được ngành khoa học máy tính là gì, ngành khoa học máy tính có khác biệt gì với ngành công nghệ thông tin và đồng thời nắm bắt thông tin về các trường đào tạo ngành khoa học máy tính hàng đầu hiện nay để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân. Nếu các bạn có thắc mắc hay có câu hỏi gì thì liên hệ ngay VNUK nhé!